Thế giới đàn ông

Tập thể dục có giúp tăng chiều cao?


“Tăng chiều cao” là một trong những lợi ích thiết thực mà thể dục đem lại cho mọi người.
 
 
Chiều cao của bạn được quyết định bởi hai yếu tố: Dinh dưỡng & di truyền. Vậy còn thể thao, thể thao có thực sự giúp bạn tăng chiều cao không? Người ta đã thực hiện một số nghiên cứu với các vận động viên nhằm tìm mối liên hệ giữa thể thao với phát triển chiều cao. 
 
Nghiên cứu chỉ ra rằng: Những vận động viên bơi lội và bóng rổ thường cao hơn so với đô vật hay vận động viên điền kinh nhưng vì di truyền của họ đã quy định như thế (Vả lại, các môn đô vật hoặc điều kinh yêu cầu cơ thể chịu áp lực rất lớn). Nói cách khác, không phải chơi bóng rổ khiến người ta cao mà vì người ta cao nên mới chơi bóng rổ. Bằng chứng là Muggsy Bogues, chơi bóng rổ mười lăm năm mà chiều cao của anh ta vẫn nhõn “một trăm sáu mươi” centimeter.
 
Tuy nhiên, bạn đừng vội thất vọng. Bạn có biết, do một số đặc trưng trong cấu trúc cơ thể người, bạn sẽ mất khoảng 1% chiều cao thực khi đứng thẳng? 1% chiều cao thực kia sẽ được hoàn trả cho khổ chủ trong lúc ngủ (khi đó cơ thể nằm ngang, trừ các trường hợp ngủ đứng ngủ ngồi). Vậy bằng cách nào mà chúng ta lấy được 1% đã mất kia?
 
Câu trả lời: Tập thể dục. Ai cũng biết, tập thể dục đem lại những lợi ích to lớn về sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, tập thể dục giúp bạn kéo dãn cột sống và sửa lại dáng đi. Trên thực tế, dáng đi của chúng ta bị xấu đi rất nhiều do thói quen ngồi thường xuyên trong phòng làm việc và việc mang vác sai quy chuẩn. Không chỉ khiến bạn trông có vẻ lùn hơn, nó còn biến bạn thành một con người thiếu sức sống. Sau đây là một số bài tập thể dục chuyên biệt ảnh hưởng tới chiều cao thực.
 
1/ Treo xà
 
Tên bài tập đã nói lên cách tập, cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Tất cả bạn cần là một thanh xà ngang (ở công viên hay trong phòng gym). Khi bạn treo người trên xà, khoảng cách giữa các đốt sống sẽ mở rộng. Đồng thời, tay, lưng và phần nào đó là chân cũng kéo dãn theo. Chú ý lòng bàn tay ngược hướng với cơ thể và hai tay đặt gần nhau. Nếu có điều kiện, hãy sử dụng một thanh xà đủ cao để bạn duỗi thẳng toàn thân (chân không chạm đất).
 
Còn nếu bạn quá cao so với xà, hãy theo hai cách sau: 1) Khuỵu gối để bàn chân không chạm đất và 2) Bàn chân chạm đất nhưng bước lui về phía sau như một cách kéo dãn toàn thân. Thực hiện bài treo xà trước và sau mỗi buổi tập chính. Trong quá trình treo xà, để ý bộ phận nào trên cơ thể không có khả năng kéo dãn hết mức và nhờ huấn luyện viên tư vấn nhằm khắc phục yếu điểm.
 
Một số bài tập thay thế
 
Trong trường hợp bạn không có xà, cũng đừng hoang mang. Những bài tập sau đây cũng giúp kéo dãn cơ thể khá hiệu quả.
 
Bạn đứng thẳng, 2 bàn tay đan vào nhau và hướng lên trời. Từ từ duỗi 2 tay hết mức có thể. Làm 3 hiệp, mỗi hiệp 15giây. Nhằm tăng tính hiệu quả cho bài tập, bạn nên vạch ra điểm cao tối đa mà tay bạn đủ sức vươn tới.
 
Một bài tập khác cũng yêu cầu bạn đứng thẳng nhưng thay vì yêu cầu kéo hai tay lên cao, bạn sẽ phải làm sao cho hai tay chạm mặt đất. Nếu bạn muốn tăng độ khó cho bài tập, có thể đứng trên bục cao để tầm vươn của hai tay vượt bàn chân.
 
2/ Các động tác Yoga
 
Bộ môn Yoga nổi tiếng vì những động tác kéo dãn cơ thể rất hiệu quả. Sau đây là hai động tác Yoga dành cho bạn.
 
2.1. Bhujangasana
 
Cơ thể bạn nằm sấp trên mặt đất và toàn thân trên nhấc lên sao cho cơ thể tạo thành một góc hơn 900. Bhujangasana giúp tăng sức chịu đựng cho cột sống, kéo dãn các nhóm cơ ngực, vai, bụng và làm săn chắc phần mông. Văn bản cổ nói rằng Bhujangasana tăng nhiệt độ cơ thể và diệt trừ bệnh dịch.
 
Lỗi tư thế thường gặp khi thực hiện Bhujangasana là cổ và lưng sau cuốn lại quá mức cần thiết. Cách xử lý là để hướng nhìn của bạn dưới sàn nhà và chuyển lực tác dụng sang vùng lưng giữa hai xương vai.
 
2.2. Salabhasana
 
Cơ thể bạn nằm sấp trên mặt đất, nhưng thay vì nhấc toàn bộ thân trên như Bhujangasana bạn chỉ nhấc hai tay và hai chân mà thôi sao cho cơ thể tạo thành một hình vầng trăng khuyết. Đây cũng là bài tập bổ trợ cột sống, tăng sức lưng dưới và lưng giữa. Có thể nó Salabhasana là một dạng khó hơn của Bhujangasana và bạn thực hiện Salabhasana sau khi đã hoàn thành Bhujangasana.
 
2.3. Sarvangasana
 
Chúng ta đã tiếp cận hai bài tập Yoga mà cơ thể nằm sấp và giờ là bài tập Yoga mà cơ thể nằm ngửa. Sarvangasana được xem như “nữ hoàng” hay “mẫu thân” của những bài “asana”.
 
Cách thực hiện bài tập này như sau: Nằm ngửa trên mặt đất, tay đặt trên hông một chút. Từ từ nhấc thân dưới lên sao cho vai, tay, đầu và cổ tạo thành bệ đỡ, hợp với thân dưới thành một góc 900. Mắt hướng về phía đầu ngón chân.
 
Sarvangasana là bài tập hoàn hảo cho cột sống, giúp chữa các bệnh về khớp và bệnh xốp xương (khiến bạn bước đi như một người gù lưng). Matsyasana là bài tập gần như tương tự, nhưng thay vì nhấc toàn bộ thân dưới thì bạn chỉ nhấc phần lưng mà thôi (vì thế dễ thực hiện hơn).
 
3/ Bơi & Nhảy
 
Liên quan tới các bài tập nhảy, có hai ví dụ phổ biến: nhảy dây và chơi bóng rổ. Chúng giúp bạn điều chỉnh cột sống và kéo dãn các khớp cơ ở mắt cá, đầu gối và hông. Việc nhảy cũng giúp lượng máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng hơn.
 
Về bơi lội, bơi lội là một môn giúp cải thiện chiều cao nhưng không phải như chúng ta vẫn nghĩ. Thay vì khiến cơ thể bạn “dài” ra, bơi lội chỉ tạo điều kiện cho cơ thể bạn đạt được chiều cao thực. Một trong những lợi ích của bơi lội so với các môn thể thao khác là nó không đòi hỏi áp lực thường xuyên lên cơ thể. Tay và chân bạn thường xuyên hoạt động trong tư thế có lợi nhất cho chiều cao. Bên cạnh đó, bơi lội vẫn còn rất nhiều lợi ích khác đáng để bạn bổ sung vào chương trình luyện tập hằng ngày.
 
Tổng hợp nhiều nguồn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC