Sức khỏe tinh thần trong công việc - bạn đã thật sự lưu tâm?
Đã bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi đến mức không muốn ra khỏi giường vào sáng sớm? Hay cảm thấy như đang có gánh nặng lo âu luôn trên lồng ngực chỉ chực vỡ òa? Hoặc luôn trong tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc và lúc nào cũng như một cái xác vô hồn?
Hơn nữa, khi nào mới là khoảng thời gian thích hợp để chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của bạn? Câu trả lời không phải là ngày mai, tháng sau hay năm tới nữa. Đó chính là ngay bây giờ!
Tổ chức Women’s Health và SurveyMonkey đã thực hiện một nghiên cứu với đối tượng chính chính là các nam giới Hoa Kỳ trong độ tuổi đi làm. Theo khảo sát, có đến 56% nam giới cảm thấy căng thẳng với công việc hiện tại, và 57% đáp viên trả lời rằng họ “cảm thấy quản lý luôn kỳ vọng họ sẽ sẵn sàng tăng ca”. Trong đó, chỉ có khoảng 20% người tham gia khảo sát cảm thấy thật sự thoải mái khi chia sẻ các vấn đề về tâm lý với sếp của họ. Nguyên nhân của sự căng thẳng này phần lớn đến từ khối lượng công việc (22%), xung đột nơi công sở (20%) và các chỉ tiêu cần đạt được (14%). Bên cạnh đó, dù ý thức được việc nghỉ ngơi là cần thiết để vực dậy sức khỏe tinh thần, có đến 58% nam giới vẫn tiếp tục làm việc bất chấp các lời cảnh báo.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần luôn là câu chuyện dài kỳ. Có nhiều cách để bạn cải thiện đời sống sức khỏe tinh thần của bạn, và điều này cần được lưu tâm đúng mực trước khi mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tìm gặp các chuyên viên tâm lý, dùng các loại thuốc bổ sung, lên kế hoạch nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc… Cũng giống như cơ bắp trên cơ thể, bộ não của chúng ta cũng cần được quan tâm và trau dồi tập luyện thường xuyên. Cùng Man tham khảo một số cách “xả stress” ngay tại môi trường công sở dưới đây trước khi bộ não của chúng ta rơi và trạng thái đáng báo động nhé!
1. Thực hiện các hoạt động thư giãn tại nơi làm việc
Theo Tiến sỹ Tâm lý học Clifford N. Lazarus, chúng ta nên có những hoạt động tay chân như đi bộ, chạy ngắn xen kẽ trong các khoảng thời gian làm việc tại văn phòng. Việc vận động này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu cũng như hoạt hóa não bộ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp thực tế ảo. 10-20 phút cho mỗi lần là khoảng thời gian lý tưởng mang lại các tác dụng kỳ diệu cho cơ thể. Hãy tìm một nơi riêng tư và tưởng tượng bản thân đang ở nơi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, một bãi biển chẳng hạn. Ngắm nhìn làn nước, nghe tiếng sóng vỗ, cảm nhận luồng gió. “Thực hiện việc này và trong vòng 5 phút, cơ thể sẽ bắt đầu thả lỏng và tâm trí bạn sẽ được thư giãn”, tiến sỹ Lazarus chia sẻ.
2. Chia sẻ với cấp trên về các vấn đề sức khỏe tinh thần
Trên thực tế, việc tạm nghỉ một hay vài ngày để lấy lại tinh thần chính là liều thuốc tốt nhất. Bạn có thể mở lời với sếp bằng những câu chuyện như “Đầu tiên, đây không phải là việc quá nghiêm trọng, nhưng tôi muốn xin phép có khoảng thời gian nghỉ ngơi để hoàn tất việc cá nhân và gia đình”. Bắt đầu bằng cách khái quát nhất sau đó cụ thể dần nếu cảm thấy cần thiết. Đề cập đến gia đình có thể nghe khó tin, tiến sỹ nói, tuy nhiên đôi khi quá thành thật cũng không phải là việc làm khôn ngoan. Nếu quản lý của bạn yêu cầu cụ thể hơn nữa, chỉ cần nói rằng “đây là vấn đề riêng tư” và bạn “rất cảm ơn vì đã thông cảm.”
Chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều rất cần thiết, tuy nhiên, không phải người quản lý nào cũng hiểu được điều đó. Bạn có thể chuẩn bị trước một vài phiên bản khác nhau, xin lời khuyên của những người xung quanh và các thông tin cần thiết khác phòng trường hợp bất đắc dĩ.
Tổng hợp nhiều nguồn
Trung tâm Dịch vụ Số MobiFone - Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Trụ sở: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Dịch vụ được hợp tác giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế ICOM và Tổng công ty Viễn Thông MobiFone
ĐKKD: 0100686209-087 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần 05 ngày 13 tháng 07 năm 2021
Giấy phép số 1691/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/04/2017
Giấy phép số 203/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 11/11/2016
ĐT: 024 3782 3138
© Copyright Mobifone 2009 - 2016