Phong cách tất nam và những điều cần biết
Không chỉ giúp ngăn chặn những tổn thương cho chân khi đi giày, những chiếc tất nam còn là một phụ kiện thời trang hoàn hảo để phối hợp tạo nên nét riêng cho phong cách thời trang hàng ngày của bạn. Thế nhưng không phải ai cũng đều biết rõ về item thời trang hấp dẫn này để sử dụng cũng như chọn cho mình những chiếc tất nam phù hợp với bản thân.
Để có thể tìm cho mình những chiếc vớ nam phù hợp nhất, hãy cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị về chúng nhé.
Một số loại tất phổ biến
1. Tất “lười” ngắn dưới mắt cá chân
Hãy hình dung bạn đang mang một đôi tất nam trên chân nhưng mọi người xung quanh đều không nhận ra điều đó. Một loại tất với thiết kế độc đáo và độ dài rất “khiêm tốn” không lộ tất ra ngoài khi bạn mang chúng. Những chiếc tất ngắn này sẽ giữ cho chân bạn được thoải mái, phong cách và khô ráo. Ngoài ra chúng cũng sẽ ở trên chân trong suốt một ngày dài hoạt động mà không bị trượt ra khỏi gót chân của bạn.
Tất lười ngắn dưới mắt cá chân không lộ ra bên ngoài là một lựa chọn phù hợp nhất với những chiếc quần sort ngắn, tuy vậy đó cũng tuỳ thuộc vào sự linh hoạ của bạn trong cách phối đồ. Bất kể nếu những chiếc tất nam có sành điệu như thế nào, nhưng một khi bạn đi giày không đúng cách hoặc không phù hợp thì vẫn bị phản tác dụng. Đặc biệt với những đôi tất quá ngắn không để lộ ra thì phần gót chân phía sau sẽ dễ bị phồng rộp lên do giày cạ vào da.
Xu hướng để lộ phần mắt cá chân dường như ở khắp mọi nơi và cả từ quần jean cho tới giày lười và cả quần tây cùng giày Oxford. Tuy nhiên, những đôi giày nên tránh mang chúng là boot, sandal hay những đôi giày cao cổ.
2. Tất ngắn tới mắt cá chân
Những đôi tất ngắn tới mắt cá chân thường bị nhầm lẫn với tất lười ngắn dưới mắt cá chân, thế nhưng chúng lại hoàn toàn khác nhau. Những đôi tất ngắn tới mắt cá chân thường bằng hoặc hơi dài trên mắt cá chân một chút. Chúng sẽ bảo vệ phần gót chân sau của bạn hiệu quả hơn, không bị giày cạ vào gót làm xây xước da.
Những đôi tất nam dài tới mắt cá chân thường không phải là phụ kiện thời trang. Chúng thường được các chàng trai sử dụng cho việc tập luyện tại các phòng gym hay trong các hoạt động thể dục thể thao khác.
Lời khuyên từ những chuyên gia về thời trang rằng bạn không nên mang “tất thể thao” trong mọi tình huống, đặc biệt là với những chiếc tất trắng. Thay vào đó, với màu đen, chúng sẽ ít nổi bật hơn và sẽ trông tươm tất hơn.
3. Tất dài tới bắp chân
Tất nam dài giữa bắp chân là những đôi tất cần lắp đầy trong ngăn kéo tất vớ của bạn. Chúng là một trong những “item” luôn cần của những người đàn ông hiện đại.
Những đôi tất này hoàn toàn phù hợp với cả giày snkeaker, loafer, giày tây dự tiệc, boot và bất kể mọi thứ khác. Thêm vào đó, chúng còn vô cùng đa dạng với mọi chất liệu, màu sắc, hoa văn, và cả độ dày.
4. Tất dài trên bắp chân
Vào ngày xưa, những đôi tất nam dài trên bắp chân từng là lựa chọn phù hợp để giữ không cho chúng không bị rơi tuột xuống dưới mắt cá. Nhưng khi việc sản xuất tất ngày càng phát triển và cải tiến, những chiếc tất nam cao tới đầu gối này dần ít được ưa chuộng, trừ khi mặc cùng quần âu và giày da.
Tất nam dài hơn bắp chân
Có một lưu ý rằng bạn tuyệt đối không nên mang những đôi tất dài qua bắp chân với những chiếc quần short nếu như bạn không muốn bị coi là một “thảm hoạ thời trang”.
Chất liệu vớ nam
1. Cotton
Có lẽ, bạn đã từng nghe ở đâu đó rằng cotton là một loại chất liệu “vua” và khi nói đến vớ thì điều này hoàn toàn chính xác. Cotton là chất liệu hoàn toàn phổ biến để sản xuất các loại tất từ thời trang cho đến thể thao.
Cotton nhẹ, mát và có tính bền vững hơn so với các loại sợi khác, bản thân chúng cũng luôn giữ vững được hình dạng kết cấu theo thời gian. Thế nhưng với những chiếc tất có giá thành thấp thì hầu hết đều làm từ cotton hỗn hợp. Hy vọng loại vải này sẽ là lựa chọn đầu tiên thường xuyên xuất hiện trong các ngăn kéo tất của bạn.
2. Wool
Wool hay còn gọi là len là một trong những chất liệu đã được đưa vào sử dụng từ rất lâu đời, tất len (wool) sẽ giúp bạn giữ ấm chân trong thời tiết se lạnh và mát hơn khi nhiệt độ tăng cao. Điểm đặc biệt của chất liệu này là chúng không hấp thụ độ ẩm nhiều như các loại chất liệu khác. Chính những đặc điểm nổi bật này đã giúp chất liệu len phù hợp với các hoạt động ngoài trời như đi bộ đường dài hay kể cả trượt tuyết ở những xứ sở băng giá.
Tất len nguyên chất có thể gây xây xước da và khá dày, vì vậy các nhà sản xuất ngày nay đã cho pha trộn thêm các sợi tổng hợp như rayon để giảm bớt những điều trên. Sự pha trộn các sợi tổng hợp làm cho len mềm mại hơn, đồng thời cũng tăng cường sức mạnh và độ bền. Nhược điểm chính lớn nhất của những chiếc tất len là chúng có giá thành cao hơn cotton và các sợi tổng hợp khác.
3. Cashmere
Được xem như là một chất liệu rất xa xỉ, nhìn chung về kiểu loại và lợi ích của cashmere tương tự như len. Chúng sẽ giữ ấm bàn chân và tạo cho bạn một cảm giác thoải mái, đặc biệt siêu mềm mại trên bàn chân.
Tuy nhiên, vì chúng có nhiều khả năng bị mất đi hình dạng cấu trúc ban đầu và có thể rách nên việc chú ý bảo quản đúng cách cũng như giữ gìn cẩn thận là điều vô cùng cần thiết. Đầu tư vào những chiếc tất cashmere có nghĩa bạn sẽ phải nghĩ tới việc giữ gìn một món đồ có giá trị cao một cách nghiêm túc. Thậm chí bạn không được nghĩ tới chuyện đặt chúng trong máy sấy.
4. Lụa
Những chiếc tất làm từ chất liệu lụa thường dành riêng cho những bộ suit trang trọng. Chúng không đơn giản chỉ đắt hơn mà song song đó cũng tồn tại lâu hơn các loại vớ nam chất liệu cotton, wool hay thậm chí là cả cashmere.
Đôi khi một số loại tất nam chất liệu lụa cũng được các nhà sản xuất pha trộn với len để tăng độ ấm khi mang hoặc sợi tổng hợp đễ gia tăng độ bền. Tuy lụa không phải là một loại chất liệu phổ biến trên những đôi vớtất nam, thế nhưng chắc chắn chúng sẽ mang lại cho bạn một cảm giác vô cùng lạ mắt.
5. Sợi tổng hợp
Những sợi tổng hợp nổi tiếng là chất liệu nhẹ nhưng chúng có xu hướng ít thoải mái và không thoáng khí, không như những loại sợi thiên nhiên khác. Khi chúng được pha trộn với một loại sợi tự nhiên như cotton hoặc wool, các chất trong sợi tổng hợp có thể giúp gia tăng độ bền và ngăn ngừa co rút hiệu quả.
Tổng hợp nhiều nguồn
Trung tâm Dịch vụ Số MobiFone - Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Trụ sở: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Dịch vụ được hợp tác giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế ICOM và Tổng công ty Viễn Thông MobiFone
ĐKKD: 0100686209-087 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần 05 ngày 13 tháng 07 năm 2021
Giấy phép số 1691/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/04/2017
Giấy phép số 203/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 11/11/2016
ĐT: 024 3782 3138
© Copyright Mobifone 2009 - 2016