Thế giới đàn ông

Classic Menswear: thế nào là một bộ đồ đẹp?


Không phải ai cũng có chiều cao lý tưởng, body săn chắc và bụng 6 múi. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể mặc đẹp. Những bộ đồ phong cách thời trang classic thì sao, thế nào thì được gọi là đẹp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
 

Thế nào là một bộ đồ Classic Menswear đẹp?
 
Bạn có cần phải có một body chuẩn thì mới mặc đẹp được không? Với tôi, câu trả lời là KHÔNG, chính xác là không quá cần thiết. Nếu bạn đang sở hữu một body với số đo chuẩn thì đấy là 1 điểm cộng, nhưng đấy không phải là điều kiện tiên quyết để triển khai ra 1 bộ đồ trông vừa mắt.

4 yếu tố làm nên một bộ đồ trông “đẹp” hay vừa mắt:

“ĐẸP” là một khái niệm tương đối, nó ảnh hưởng rất nhiều bởi vùng miền, khí hậu, thói quen và văn hóa. Nhưng nếu bắt buộc phải diễn giải bằng ngôn từ thì tôi tạm dùng từ “chudo” để định nghĩa thế nào là đẹp trong thế giới quan của tôi.

“chudo” là phát âm tiếng Nhật; còn tiếng Trung đọc là “chungtao”; còn chúng ta đọc tiếng Việt là “trung đạo”.

Qua giờ, khá nhiều bạn share bài viết về một Thầy tu người Nhật có sở thích độ xe rất ngầu. Thầy có nhắc đến từ “chudo”, giải nghĩa là sự cân bằng trong việc độ xe của Thầy.

“chudo” hay “trung đạo”, đó là sự cân bằng giữa mọi thứ trong tự nhiên, đặc biệt là bạn không mắc kẹt quá ở bất kỳ thái cực nào. Còn về thời trang nói chung hay classic menswear nói riêng; với tôi, thì một bồ đồ trông đẹp và hay vừa mắt nên có “chudo” trong đấy.

Cụ thể hơn, một bộ đồ cổ điển đẹp đấy là:

(1) Cân bằng về tỷ lệ
(2) Cân bằng về màu sắc
(3) Cân bằng về chất liệu / độ nặng / texture / họa tiết
(4) Cân bằng về “thái độ”

Nếu có một body chuẩn thì bạn có một tý lợi thế về cái số (1) nhưng không có nghĩa bạn sẽ triển khai 1 bộ đồ được xem là cân bằng về tỷ lệ. Nên một body chuẩn mà tỷ lệ quần áo không cân bằng, trông vẫn khá tức mắt hay nói mạnh hơn là xấu.

Do tỷ lệ cơ thể mỗi người hoàn toàn khác nhau nên có người đồ sộ, có người thân mỏng; đây là lúc các nhà may (tailor house) thể hiện “năng lực” của mình, thêm bớt về tỷ lệ làm sao để “đẹp khoe, xấu che” nhiều nhất có thể cho từng đối tượng.

Đơn cử, vị trí đặt cúc áo sportcoat/suit cũng tùy theo từng body, chứ không phải 1 công thức nhất định áp dụng cho tất cả. Đấy chỉ là mới cái số (1), chỉ được 25% về khái niệm đẹp của tôi.

Trong 4 cái, thì cái số (2) cân bằng về màu sắc có lẽ là cái dễ học lẫn nhau nhất. Chúng ta có thể follow một số KOLs hay idol trong giới menswear cả thế giới và Việt Nam để phối màu cho giống lại rất nhanh. Ví dụ về combo màu rất phổ biến, blazer/sportcoat xanh navy đi với quần xám.

Combo màu này gần như ai chơi classic menswear đều có 1 bộ. vì nó xuất hiện với tần suất quá nhiều nên khi tạm đem 2 KOLs/idols ra so sánh thì chúng ta chỉ còn so được về 3 tiêu chí còn lại: cân bằng tỷ lệ, cân bằng về chất liệu và cuối cùng là về “thái độ”. (Tôi sẽ viết chi tiết về “thái độ” rõ hơn ở những bài tiếp theo).

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn sẽ thấy để triển khai 1 chiếc áo blazer/sportcoat màu xanh navy thật “chất” và tử tế thì hoàn toàn không đơn giản như chúng ta từng nghĩ.

Quy chung lại, dựa trên hệ quy chiếu “chudo” thì body chuẩn chỉ đóng góp % khá ít trong tổng điểm. 

Tổng hợp nhiều nguồn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC