5 điểm yếu trên cơ thể người đàn ông
Cơ thể người dù hoàn mỹ tới đâu thì vẫn có những điểm yếu. Hãy cẩn thận với những điểm yếu này. Những vùng này vừa khó tập, lại vừa dẫn tới chấn thương. Sau đây là những vùng cơ thể ngươi rắc rối nhất và cách xử trí.
1. Lưng dưới
Dù bạn 25 hay 50, bạn vẫn có thể bị đau lưng. Khoảng thời gian ngồi bàn giấy không đem lại ích lợi gì cả. “Lưng dưới “đơ” là do cơ bụng yếu. Vấn đề ở lưng cũng gây ra sự “đơ” ở những vùng cơ thể khác, như cơ đùi sau chẳng hạn”, chuyên gia dinh dưỡng Jim White cho biết.
Trong quá trình luyện tập hàng ngày, bổ sung thêm những bài tập linh hoạt để chống lại cơn đau lưng. Không gì lý tưởng hơn bằng việc tới lớp Yoga hàng tuần, nhưng nếu ngại, bạn có thể thực hiện một số động tác Yoga ở nhà, như động tác Bitilisana chẳng hạn. “Đặt cơ thể trên thảm tập với đầu gối chạm đất, lòng bàn tay phẳng. Cong lưng xuống, nhấc đầu lên để kéo dãn lưng. Sau đó trở lại tư thế bắt đầu. Lặp lại vài lần”, White hướng dẫn.
2. Đùi sau
Đùi sau bị “đơ”? Bạn không phải người duy nhất. Bạn có thể dành nhiều thời gian và công sức để phát triển cơ chân, nhưng ít khi nào bạn chịu kéo dãn chính xác. Đùi sau “đơ” có thể khiến cơ thể người gặp chấn thương, bất kể bạn khỏe cỡ nào.
“Đùi sau “đơ” dẫn đến các vấn đề về lưng, hay thậm chí là bị rách cơ nếu không được quan tâm. Những vùng cơ thể này có thể được phát triển thông qua luyện tập và các bài tập linh hoạt để tăng độ dẻo và sức mạnh”, White cho biết. Có hai bài tập kéo dãn để giải quyết sự “đơ”. “Bước một chân về phía trước và nhón chân lên. Đặt hai tay lên đùi. Rướn người về phía trước cho tới khi bạn thấy đùi sau được kéo căng”. Đây là bài tập thứ nhất. “Hai chân ngang vai. Đặt tay sau gáy với khuỷu tay mở ra. Hạ người xuống, đầu gối tạo thành góc chín mươi độ sau đó đứng lên”, đây là bài tập thứ hai.
3. Bắp chân
Nếu ai đó chê bạn cẳng gà, hãy đổ lỗi cho sinh học. “Bắp đùi là điểm yếu cố hữu của nam giới và sự phát triển tùy thuộc vào gen di truyền. Tập sức mạnh để phát triển cơ bắp chân, và bài tập linh hoạt để hạn chế chấn thương”. Thường xuyên sử dụng ống lăn để kéo giãn cơ bắp chân cũng như cơ đùi. Để thoải mái hơn nữa, thử bài tập sau: “Một chân ép vào tường, còn một chân đặt trên sàn nhà. Rướn về phía tường để cảm nhận gót chân được kéo giãn.”
4. Vai
Một vài vùng cơ thể dễ chấn thương gồm vai và đầu gối. Nguyên nhân chấn thương thì nhiều và có thể là do các khớp cơ bị khô, kỹ thuật sai, chấn thương thể thao hay các vấn đề sức khỏe khác. Đau vai khó để nhận ra, nhưng khi hoạt động thì hãy coi chừng. Đừng ngại hỏi huấn luyện viên về cách tập vai đúng, điều này có thể tạo ra sự khác biệt.
5. Đầu gối
Tập luyện quá độ khiến cơ thể người đau nhức. “Chấn thương đầu gối gây ra bởi những chấn thương thể thao trước đây hay do hội chứng dải chậu chày (IT Band Syndrome). Tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể giải quyết chấn thương như những điểm yếu khác, nhưng có khi phải phẫu thuật nữa”. Nếu cảm thấy đau nhức liên tục thì nên hỏi bác sĩ. Phòng cháy hơn chữa cháy. Để dành vài ngày nghỉ trong tuần, kéo dãn thường xuyên sau mỗi bài tập để cơ bắp phục hồi tốt hơn.
Tổng hợp nhiều nguồn
Trung tâm Dịch vụ Số MobiFone - Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Trụ sở: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Dịch vụ được hợp tác giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế ICOM và Tổng công ty Viễn Thông MobiFone
ĐKKD: 0100686209-087 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần 05 ngày 13 tháng 07 năm 2021
Giấy phép số 1691/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/04/2017
Giấy phép số 203/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 11/11/2016
ĐT: 024 3782 3138
© Copyright Mobifone 2009 - 2016