Thế giới đàn ông

Uống nước mỗi ngày bao nhiêu là đủ?


Mặc dù đã từng có thương hiệu đưa ra thông điệp “hai lít mỗi ngày là đủ”, trên thực tế, đây vẫn là câu hỏi khó trả lời đối với nhiều chuyên gia. “Như các chất dinh dưỡng khác, điều này nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng thực tế lại không phải như vậy”, Amanda Baker Lemain - tiến sỹ khoa học, chuyên gia dinh dưỡng - chia sẻ.
 
 
Ngoài ra, mỗi người trong chúng ta đều sở hữu cơ địa khác nhau. Các yếu tố khách quan như thời tiết, môi trường cũng góp phần ảnh hưởng đến việc uống nước mỗi ngày của chúng ta. Đơn cử như trường hợp bạn đang ở trong môi trường nóng và ẩm ướt; hoặc đang sống ở một vùng cao; hoặc bạn là một vận động viên tập luyện nhiều hơn người bình thường - tất cả đều sẽ tác động đến lượng nước uống mỗi ngày của bạn.
 
Chính vì thế, hãy tạm thời quên đi tất cả những nguyên tác mà bạn đã từng nghe qua. Thay vào đó, hãy làm theo những hướng dẫn đến từ chuyên gia dưới đây:
 
- Nếu bạn khát, hãy uống nước ngay lập tức. Theo Viện Hàn lâm Quốc gia, “những người khỏe mạnh thường là những người bổ sung nước ngay khi khát.” Đây cũng là cách đơn giản để nhận biết được đâu là thời điểm thích hợp để uống nước.
 
- Khi đói bụng, bạn cũng nên uống nước. “Thậm chí nếu bạn đang muốn giảm cân, việc uống nhiều nước hơn cũng sẽ giúp ích cho bạn,” Lemain chia sẻ. “Chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa việc thật sự đói bụng và chỉ khát nước. Khi bạn uống đủ nước, việc thèm ăn cũng sẽ được thuyên giảm. Do đó, để biết chắc chắn bản thân có thật sự cần ăn hay chỉ đang buồn miệng; bạn có thể thử bằng cách uống một ly nước trước.”
 
- Kiểm tra nước tiểu. “Tuy không phải là luật bất thành văn, nhưng thông thường, những người uống đủ nước mỗi ngày sẽ có nước tiểu màu vàng hoặc sáng hơn,” Lemain nói. Cũng nên nhớ rằng, các chất thải của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các loại vitamin tổng hợp khác nhau. Ngoài ra, lần đầu tiên trong ngày cũng thường đậm hơn những lần tiếp theo.
 
Đồng thời, điều đó không có nghĩa là bạn nên “nốc” hết cốc nước này đến cốc nước khác. Theo tiến sỹ, việc uống quá nhiều nước có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm; đơn cử như bị loãng máu và hạ nồng độ natri. Chứng thiếu hụt natri trong máu cũng là hiện tượng thường gặp ở các vận động viên chạy đường dài khi họ uống quá nhiều nước. Do đó, việc quan trọng nhất chính là quan sát cơ thể bạn phản ứng - chúng rất giỏi trong việc “chỉ bảo” bạn nên làm gì đấy. “Miễn bạn lắng nghe và làm theo cơ thể bạn thường xuyên, bạn sẽ ổn thôi,” tiến sỹ nói.
 
Tổng hợp nhiều nguồn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC