Theo các chuyên gia, khi rửa bát thông thường chỉ rửa sạch được thức ăn và dầu mỡ nhưng vi khuẩn thì khó có thể làm sạch được. Cộng thêm những sai lầm cơ bản của nhiều người lại khiến cho vi khuẩn có cơ hội "lộng hành" hơn.
Cụ thể, trong một cuộc điều tra về vệ sinh nhà bếp gia đình do Hiệp hội y tế dự phòng Trung Quốc tổ chức phát hiện thấy số lượng vi khuẩn trong khăn rửa bát rất cao. Trong đó có các vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn Staphuloccocus, nấm Candida Albicans, nấm Candida albicans, vi khuẩn Salmonella và 19 loại vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý, người dùng không đặt chồng nhiều chén đĩa sát vào nhau, nên tạo 1 khoảng cách nhất định giữa các chén đĩa, đặc biệt với chén đĩa bằng kim loại, có cùng kích cỡ, nếu đặt chồng chúng lên nhau không những bị hiện tượng đọng nước bên trong chén, mà các chén còn dính chặt vào nhau, rất khó gỡ ra.
Không đặt ngửa chén đĩa sau khi rửa vì khi đặt như vậy, chén sẽ không nhanh ráo nước, các côn trùng dễ chui vào chén đĩa, gây mất vệ sinh. Nếu muốn lau khô chén đĩa sau khi làm sạch bạn nên đảm bảo khăn sạch, được giặt sạch, tiệt trùng và phơi khô hằng ngày, tuyệt đối không sử dụng một chiếc khăn lau đi lau lại nhiều ngày mà không giặt.
Tuyệt đối không ngâm bát đũa bẩn quá lâu trong nước rồi mới rửa vì qua thời gian vi khuẩn sẽ càng phát triển nhiều hơn. Hơn thế nữa, nếu để bát càng lâu sẽ càng khó rửa. Bên cạnh đó, thức ăn thừa sẽ lên men bốc mùi khó chịu khi bạn ngâm bát trong nước quá lâu.
Khi những vi khuẩn trong chậu phát triển, lúc này bạn có dùng miếng bọt biển hay cho thêm dung dịch tẩy rửa cũng không loại bỏ hoàn toàn hết những vi khuẩn này. Cách tốt nhất là nên rửa bát đĩa và nồi, chảo ngay sau khi ăn cơm xong.
Đặc biệt lưu ý, nếu sử dụng khăn lau chén đĩa thì sau khi lau xong cần được giặt ngay và phơi khô trước khi sử dụng tiếp. Không dùng khăn lau chén đĩa vào các mục đích lau chùi khác vì rất dễ nhiễm vi khuẩn.