Cảnh báo đời sống

Những sai lầm thường mắc phải khi trữ đông thực phẩm mùa dịch


Tái đông thịt đã rã đông, không chia phần thức ăn khi đông, đặt thức ăn nóng trực tiếp trong tủ đông,… là những sai lầm nhiều người thường mắc phải.
 

Dịch COVID-19 khiến nhiều người hạn chế ra ngoài, chính vì thế không ít người mua nhiều thực phẩm cho vào trong tủ đông để dùng dần. Tuy nhiên, việc trữ đông thực phẩm không đúng cách sẽ làm mất làm đi lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Theo Eatthis, dưới đây là những sai lầm thường gặp phải khi trữ đông thực phẩm:

Những sai lầm thường mắc phải khi trữ đông thực phẩm mùa dịch - ảnh 1
Đặt thức ăn nóng trực tiếp trong tủ đông là sai lầm nhiều người thường hay mắc phải. Ảnh: CN

Cho những thực phẩm không nên đông lạnh vào tủ đông

Tủ đông có thể là một nơi tuyệt vời để giúp kéo dài thời hạn sử dụng của nhiều thực phẩm. Tuy nhiên, có một số thực phẩm không nên đông lạnh nhưng nhiều người vẫn thường cho vào tủ đông. Điển hình, các sản phẩm như sữa, phô mai, sữa chua,… chúng ta không nên đông lạnh vì chúng có thể mất đi một số lợi khuẩn hoặc chất dinh dưỡng, thậm chí hương vị của chúng sẽ bị tổn hại.

Tái đông thịt đã rã đông

Một sai lầm chúng ta thường gặp phải là tái đông thịt đã rã đông. Thực phẩm được cấp đông nhanh sau khi rã đông xong, lại được đưa vào tủ đông cất trữ thì có nguy cơ nhiễm khuẩn, nếu cách rã đông không đúng thì khả năng nhiễm khuẩn còn cao hơn. Ngoài ra, chất dinh dưỡng có trong thịt sẽ giảm đi nếu chúng ta tái đông thịt đã rã đông.

Không chia phần thức ăn

Phân chia thực phẩm thành những phần nhỏ trước khi đông lạnh sẽ giúp quá trình rã đông dễ dàng hơn. Bằng cách này, chúng ta sẽ không phải rã đông nhiều hơn mức chúng ta sử dụng. Thịt mất nhiều thời gian để rã đông, vì vậy miếng thịt đông lạnh càng lớn thì càng mất nhiều thời gian để rã đông.

Đặt thức ăn nóng trực tiếp trong tủ đông

Chúng ta nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng trước khi đông lạnh. Nếu đặt thức ăn nóng trực tiếp vào tủ đông sẽ làm giảm chất lượng của món ăn. Ngoài ra, nếu đặt thức ăn nóng trực tiếp vào tủ đông đã vô tình làm ảnh hưởng những thực phẩm đông lạnh khác khi tiếp xúc với chúng.

Không ghi nhãn thực phẩm

Nên dán nhãn thực phẩm đông lạnh với tên và ngày khi chúng được đông lạnh, điều này giúp chúng ta dễ dàng biết chúng đã tích lũy trong tủ đông trong khoảng thời gian bao lâu. Từ đó, giúp cân nhắc thực phẩm nào nên sử dụng sớm hơn hoặc biết được thực phẩm đó có thể để được thời gian bao lâu nữa. 
 
(Theo plo.vn)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC