Cảnh báo đời sống

Người nghi nhiễm Covid-19 không nên bỏ qua các triệu chứng về tiêu hóa


Một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng các triệu chứng về tiêu hóa cũng có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm Covid-19.
 

Chúng ta đều biết rằng các triệu chứng phổ biến nhất của người bị lây nhiễm COVID-19 cho đến thời điểm hiện tại bao gồm: ho khan, sốt, khó thở. Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng có những triệu chứng khác ít phổ biến hơn có thể đáng chú ý hơn các bác sĩ từng nghĩ: chứng tiêu chảy.

Một nghiên cứu quan sát phân tích dữ liệu từ dân số đa điểm tại Trung Quốc được thực hiện bởi các điều tra viên thuộc Nhóm chuyên gia điều trị y tế COVID-19 tại Vũ Hán công bố trên Tạp chí Gastroenterology của Mỹ vào ngày 18/3 cho thấy các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng xuất hiện khá nhiều ở những trường hợp bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Điều này trước đây chúng ta chưa từng nghĩ đến, một nửa số người bị lây nhiễm gặp phải tình trạng trên. Thêm vào đó, so với những người không có vấn đề về đường tiêu hóa, người có bệnh về đường tiêu hóa có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm COVID-19.

 Những người bị nhiễm Covid-19 cũng có dấu hiệu về bệnh tiêu hóa

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 204 trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại 3 bệnh viện riêng biệt ở Vũ Hán với tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,9 tuổi (107 nam và 97 nữ).

Theo đó, họ khẳng định các triệu chứng hô hấp là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết người bị lây nhiễm COVID-19, nhưng quan trọng hơn cả, họ nhận thấy có tới 99/204 bệnh nhân tham gia khảo sát (48,5%) có các triệu chứng về tiêu hóa khi tình trạng bệnh xấu đi theo thời gian. Có những bệnh nhân trong số đó còn không có các triệu chứng về hô hấp dù dương tính với virus.

Bên cạnh đó, những người có triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bao gồm chán ăn hoặc ăn không ngon (83,8% bệnh nhân), tiêu chảy (29,3%), nôn (0,8%) và đau bụng (0,4%) cũng có “kết quả lâm sàng tồi tệ hơn và nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không có triệu chứng tiêu hóa”, bác sĩ Brennan MR Spiegel, đồng Tổng biên tập Tạp chí Tiêu hóa Mỹ giải thích trong bài công bố nghiên cứu.

Do thực tế là bệnh nhân không có triệu chứng tiêu hóa có nhiều khả năng được chữa khỏi và xuất viện hơn so với bệnh nhân có triệu chứng, (60% những người không có triệu chứng tiêu hóa đã được xuất viện, so với chỉ 34,3% bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa), BS Spiegel nhấn mạnh “cần chú ý đến triệu chứng tiêu chảy để đặt ra nghi ngờ về khả năng lây nhiễm COVID-19 từ sớm trong quá trình điều trị bệnh trước khi các triệu chứng liên quan đến hô hấp xuất hiện và phát triển”.

Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có triệu chứng tiêu hóa vì không biết mình bị lây nhiễm do chưa xuất hiện triệu chứng hô hấp nên mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Trong khi thời gian trung bình từ khi xuất hiện triệu chứng hô hấp đến khi nhập viện đối với những người không có triệu chứng tiêu hóa là 7,3 ngày thì người có triệu chứng tiêu hóa lại mất tới 9 ngày.

Bác sĩ Niket Sonpal, chuyên gia về nội khoa và tiêu hóa tại New York đứng trên góc nhìn khách quan nhận định đây là một phát hiện “quan trọng” bởi “trong giai đoạn đầu của dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, Iran và sau đó là Ý, chúng ta chủ yếu thấy các triệu chứng hô hấp như ho khan, mệt mỏi, kèm theo sốtmà không để ý tới triệu chứng tiêu chảy. 
 
(Theo VietQ) 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC