Đường được sử dụng ở nhiều món ăn, thức uống khác nhau tuy nhiên theo các chuyên gia nếu sử dụng quá nhiều đường sẽ tổn hại lớn tới não bộ.
Đường là tên gọi chung của các hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbonhydrat. Các loại đường chính là glucose, fructose, saccarase, lactose, mantose.
Các giáo sư của Mỹ đề nghị coi đường như một thứ độc tố với sức khỏe con người và không chỉ dán mác cảnh báo ở các sản phẩm mà còn phải đánh thuế cao như một mặt hàng đặc biệt.
Sử dụng quá nhiều đường đang trở thành một nguy cơ đáng báo động đối với sức khỏe của người dân Mỹ, tới mức nhiều chuyên gia đã lên tiếng đề nghị ghi những lời cảnh báo về sức khỏe trên các sản phẩm đường như lời cảnh báo ghi trên các bao thuốc lá hiện nay.
Trong buổi nói chuyện trên truyền hình CNN, Giáo sư Robert Lustig thuộc Đại học California khẳng định đường rất có hại đối với sức khỏe con người, thậm chí còn độc hại hơn so với các chất béo hoặc các loại nước ngọt hóa chất.
Sử dụng quá nhiều đường có thể gây béo phì, làm gia tăng bệnh tim, tiểu đường, thậm chí còn làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Giáo sư Lustig cảnh báo với mức sử dụng trung bình mỗi người khoảng 35kg đường mỗi năm, nước Mỹ đang có nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng về sức khỏe do đường.
Ngoài tác hại trên thì sử dụng nhiều đường còn gây tác hại không nhỏ cho não bộ con người:
Đường khiến não bộ mất kiểm soát
Đường (nhất là đường fructose) gây ra tác hại lớn đến não bộ của chúng ta, nó khiến cho não bộ mất đi sự kiểm soát lượng thức ăn đi vào cơ thể. Do đó, chúng ta sẽ không có cảm giác no và ăn liên tục.
Tác động của đường đến não bộ có liên quan đến hormone Dopamine. Đây là một hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh khiến chúng ta cảm thấy tích cực. Cũng chính vì vậy mà Dopamine còn đươc gọi là hormone “hạnh phúc”.
Ăn nhiều đường có thể gây “lú lẫn”
Khi não bộ “ghi nhớ” sự có mặt của đường thì lâu dần chúng ta sẽ trở nên “nghiện” đường. Và một khi đã nghiện thì đòi hỏi phải đáp ứng một lượng đường lớn hơn những lần trước đó.
Để chống lại cảm giác này, cơ thể đáp ứng lại bằng những phản ứng ức chế nhiên. Điều này vô tình tác động xấu đến một khu vực của não bộ liên quan đến sự kiểm soát và điều chỉnh hành vi. Nghĩa là, việc ức chế thần kinh để kiềm chế “cơn nghiện” đường đã gây ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định của não bộ. Hay nói cách khác, ăn nhiều đường sẽ khiến bạn bị “lú lẫn”.
Đường còn làm suy giảm trí nhớ
Chế độ ăn quá nhiều đường còn gây ảnh hưởng đến trung tâm điều phối trí thông qua việc làm giảm số lượng tế bào thần kinh ở vùng này.
Do đó hãy tập luyện chế độ ăn ít đường mỗi ngày và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định thì não bộ sẽ tự thích nghi với chế độ ăn mới. Từ đó sẽ có một bộ não minh mẫn hơn đồng thời, sức khỏe cũng được cải thiện rất nhiều.