Cảnh báo đời sống

Máy sấy tay và đèn UV quảng cáo tiêu diệt được virut Covid-19?


Việc phun các chất như cồn hay clo lên da cũng không ngăn ngừa được Covid-19 và máy sấy tay, đèn UV cũng không có tác dụng đối với vi khuẩn này.
 
 

Đến thời điểm hiện tại, số ca tử vong trên toàn thế giới do Covid-19 là 1.868, số ca nhiễm bệnh là 73.259. Sự gia tăng chóng mặt về số người nhiễm bệnh khiến người dân loay hoay tìm mọi cách để chống lại dịch bệnh. Tuy nhiên, trong rất nhiều phương pháp chống dịch đưa ra, có nhiều thông tin giả mạo có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

 
Máy sấy tay và đèn UV có tiêu diệt được vi khuẩn coronavirus

Máy sấy tay và đèn chiếu tia UV không thể tiêu diệt được Covid-19. Ảnh: Dailymail

Giáo sư Paul Hunter, thuộc Trường Y khoa Đại học East Anglia (UEA) cho biết, tin tức giả mạo dẫn đến lời khuyên tồi tệ và mọi người có thể phải chịu những rủi ro lớn hơn trong cuộc khủng hoảng sức khỏe này. Trước tình hình này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có những khuyến cáo với người dân về một số phương pháp không hiệu quả trong phòng chống dịch.
 

Máy sấy tay sẽ không diệt được Covid-19

 

Đã có những tin đồn rằng sử dụng khí nóng từ máy sấy tay trong 30 giây sẽ loại bỏ mọi virus trên tay. Tuy nhiên đây là thông tin sai lầm. Nếu tay bị nhiễm bẩn mà không được rửa sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc xà bông thì máy sấy tay cũng không thể làm nhiễm vụ tiêu diệt vi khuẩn

 
Trên hết, mọi người nên tập trung vào việc giữ sạch tay. Để bảo vệ bản thân trước coronavirus cần thường xuyên làm sạch tay bằng cách chà tay bằng cồn hoặc rửa chúng bằng xà phòng và nước.Khi tay được làm sạch nên lau khô chúng bằng cách sử dụng khăn giấy hoặc máy sấy. 
 
 

Đèn cực tím không thể khử trùng da 

 

WHO cảnh báo, đèn cực tím chiếu tia UV vào da sẽ không có tác dụng khử trùng trên da, ngược lại nó có thể gây kích ứng da. Trong thực tế, bức xạ UV của mặt trời có thể làm hỏng DNA trong các tế bào, từ đó có thể dẫn đến ung thư. Các bệnh viện và phòng thí nghiệm thường sử dụng tia UV cực tím để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng không bao giờ sử dụng nó xung quanh con người.

 

Ăn tỏi không có tác dụng bảo vệ con người khỏi Covid-19

 

Tỏi là một loại thực phẩm lành mạnh có thể có một số đặc tính tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, từ những bằng chứng của sự bùng phát dịch bệnh này thì tỏi không có tác dụng bảo vệ mọi người khỏi Covid-19.

 

Vào cuối năm 2019, một bài đăng trên mạng xã hội về thông tin một bát nước tỏi đun sôi có thể chữa được Covid-19. Tuy nhiên, Facebook đã tiến hành chặn bài đăng vì thông tin thực tế không chính xác.

 

Dầu mè không ngăn được Covid-19 xâm nhập vào cơ thể

 

Dầu mè là một thành phần phổ biến trong nhiều món ăn châu Á vì nó tốt cho sức khỏe nhưng nhiều thông tin cho rằng nó có thể ngăn được Covid-19 xâm nhập vào cơ thể

 

Trái với những tin đồn việc xoa dầu mè lên da sẽ ngăn được Covid-19 xâm nhập vào cơ thể, phía WHO đã lên tiếng rằng dầu mè không thể giết được Covid-19 mới.

 

Máy quét nhiệt sẽ không phát hiện người nhiễm bệnh

 

Máy quét nhiệt đang được sử dụng trên toàn thế giới tại các sân bay và nhà ga có thể phát hiện những người bị sốt nhưng không thể phát hiện ra những người bị nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt. Phải mất hai đến mười ngày trước khi những người bị nhiễm bệnh và bị sốt. Ở một số người, mất 14 ngày. 

(Theo VietQ)
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC