Cảnh báo đời sống

Lò vi sóng có thể khiến một số món ăn trở nên tồi tệ


 Lò vi sóng là thiết bị tuyệt vời trong việc nấu ăn. Tuy nhiên nó có thể khiến một số món ăn trở nên tồi tệ và mất chất hơn.
 

Lò vi sóng hay còn gọi là lò vi ba là thiết bị gia dụng ứng dụng sóng vi ba (điện từ) tác động vào nước trong thực phẩm và từ đó sinh ra nhiệt để nấu chín thức ăn, lò vi sóng hiện đã và đang trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn rất tiện lợi trong gian bếp mỗi gia đình hiện đại.

Lò vi sóng có thể khiến một số món ăn trở nên tồi tệ

 Lò vi sóng có thể khiến món ăn trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: mashed

Mọi người có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bữa ăn chỉ trong vài phút. Nhưng thực tế lò vi sóng, không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất khi hâm nóng thức ăn. Với những thức ăn thừa đưa vào lò vi sóng hâm nóng sẽ không còn giữ được mùi vị ngon thậm chí nó còn có thể khiến món ăn trở nên biến đổi như quá khô hoặc quá nhão.

Bên cạnh đó, GS Magda Havas, Trường Đại học Trent cho hay: "Lò vi sóng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong tất cả các thực phẩm. Các enzyme sẽ bị biến tính do quá trình bức xạ, nghĩa là người dùng chỉ nhận được một phần của các chất dinh dưỡng mà đáng lẽ sẽ nhận được”

Có các tác nhân gây ung thư trong nhiều yếu tố của một bữa ăn từ lò vi sóng. Thứ nhất, nhiều dụng cụ đựng bằng nhựa thôi nhiễm chất gây ung thư vào thức ăn khi chúng được hâm nóng. Thứ hai, thức ăn từ lò vi sóng có chứa những chất đặc hiệu hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzen, toluen và xylen – tất cả đều có liên quan với ung thư. 
 

Một nghiên cứu ở Thụy Sĩ thấy rằng những người ăn “bữa ăn lò vi sóng” có sự sụt giảm tế bào hồng cầu, và tăng các tế bào bạch cầu và cholesterol.

Ngược với hầu hết cách thức nấu ăn truyền thống như bếp gas hay bếp điện là nhiệt tác động trực tiếp vào bề mặt thức ăn, lò vi sóng sử dụng sóng vi ba tác động tới các phân tử nước làm nóng thức ăn. Khi sử dụng lò, công đoạn làm nóng bởi các phân tử nước chia ra làm hai giai đoạn: Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn. Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.

Do vậy, không nên nấu thức ăn khô, không có hay ít nước như bánh, trừ khi món đó có trong công thức nấu bằng lò vi sóng. Khi nấu thức ăn có ít nước, có thể cho một cốc nước vào trong lò để nó hấp thu những bước sóng và làm ẩm thức ăn, nhờ vậy món ăn sẽ không bị khô hay cháy.

Lò vi sóng không nấu thức ăn từ "trong ra ngoài" mà về cơ bản lò nấu chín thức ăn mỏng mềm cùng lúc, riêng với thực phẩm dày lò sẽ tác động lâu và thấp ở bên trong. Do vậy khi nấu nên để thức ăn mềm ở chính giữa lò, và để các loại dày hơn ở bên ngoài.

Lò vi sóng có kích thước nhỏ gọn, dung tích khoảng 17-25L, vỏ bằng kim loại nên sóng điện từ phản xạ qua lại dễ tạo thành sóng đứng. Vì vậy ở lò vi sóng nên chọn phải có đĩa thủy tinh quay tròn nhờ vậy thực phẩm để trên đĩa luôn chuyển động vị trí làm thức ăn chín và nóng đều, tránh trường hợp chỗ nóng chỗ nguội.

Lò vi sóng sử dụng sóng điện từ có tần số thấp nên rất dễ dàng xuyên qua giấy, gỗ, sành, sứ và thủy tinh, khi nấu hay hâm thức ăn bằng lò sử dụng các vật dụng bằng chất liệu này sẽ nhanh nóng thức ăn hơn, ít hao tốn điện. Ngược lại, sóng này không hấp thụ khi gặp kim loại, sẽ bị phản xạ rất mạnh và tạo thành tia lửa, do đó tránh để kim loại như thìa, chén, bát có viền kim loại trang trí vào trong lò tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Khi nấu nhiều loại thức ăn, sóng điện từ không tác động hết toàn bộ các phần thức ăn mà trực tiếp đi sâu vào thức ăn, dẫn đến làm nóng sơ một lớp mỏng ở bên ngoài còn bên trong nóng lên là do dẫn nhiệt. Vì vậy không nên nấu cả khối to mà nên chặt nhỏ vừa mức. Đặc biệt, nếu đặt trứng vào lò vi sóng vỏ canxi không bị nóng lên nhưng lòng trắng và lòng đỏ hấp thụ sóng điện từ rất mạnh, nóng nhanh làm cho quả trứng nổ tung. 
 
(Theo VietQ) 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC