Cảnh báo đời sống

Xử lý hàng loạt sai phạm nhập khẩu, kinh doanh đồ chơi trẻ em


Gần 100 vụ với các hành vi vi phạm kinh doanh hàng cấm, kinh doanh hoàng hóa nhập lậu, không gắn dấu hợp quy với các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị xử lý.

 

Liên quan tới việc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về đồ chơi trẻ em, thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội, thời gian qua phía Chi cục đã ban hành văn bản số 3075/QLTT-NVTH ngày 02/8/2018 về kiểm tra, xử lý đồ chơi trẻ em, sách, xuất bản phẩm, hàng hóa có nhãn thể hiện hình ảnh, nội dung liên quan tranh chấp, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong đó tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm tại các kho hàng, điểm tập kết, doanh nghiệp vận chuyển, giao nhận hàng hóa là đồ chơi trẻ em; tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em nhập lậu, không dán tem hợp quy, không đảm bảo an toàn tại chợ Đồng Xuân, tuyến phố Lương Văn Can thuộc khu vực Quận Hoàn Kiếm, các cửa hàng tạp hóa xung quanh cổng trường học và khu vực lân cận trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Chi cục Quản lý thị trường cũng ban hành văn bản số 2153/QLTT-NVTH ngày 25/5/2018 về tăng cường kiểm tra, xử lý đồ chơi trẻ em nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.


Xử lý hàng loạt sai phạm nhập khẩu, kinh doanh đồ chơi trẻ em - ảnh 1

 

Nhiều loại đồ chơi tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe của trẻ vẫn đang được bày bán trên thị trường. (Ảnh minh họa).

Sau thời gian thực hiện chỉ đạo của cấp trên, tăng cường kiểm tra, các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra 83 vụ, xử lý 78 vụ, phạt hành chính 360 triệu đồng và trị giá hàng vi phạm là 1 tỷ 124 triệu đồng với các hành vi vi phạm kinh doanh hàng cấm, kinh doanh hoàng hóa nhập lậu, không gắn dấu hợp quy với các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian tới, phía Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, kiểm soát các cửa hàng tạp hóa xung quanh cổng trường học, các kho hàng, điểm tập kết, doanh nghiệp vận chuyển, giao nhận ha ngfhóa là đồ chơi trẻ em và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh đồ chơi trẻ em theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt trong dịp Tết Trung thu 2018.

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng… kiểm soát, phát hiện các hoạt động vận chuyển, tàng trữ trên các tuyến giao thông, điểm tập kết kho hàng, bến bãi có số lượng hàng hóa vi phạm lớn là đồ chơi trẻ em nhập lậu, không dán tem hợp quy, giả mạo nhãn hiệu. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát lực lượng quản lý thị trường kết hợp tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em; tiếp tục tổ chức ký cam kết cho các tổ chức, cá nhân không kinh doanh đồ chơi trẻ em nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đồ chơi có tính bạo lực, không đảm bảo an toàn… đến sức khỏe trẻ em.

Thông tin kịp thời về tác hại của việc sử dụng đồ chơi trẻ em kém chất lượng, không an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công khai thông tin các trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm, các vụ việc điển hình để có biện pháp phòng ngừa, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố.

Để kiểm soát đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành quy chuẩn với đồ chơi trẻ em. Theo đó, dù đồ chơi sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều khi đưa ra thị trường phải hợp chuẩn, hợp quy, có dấu CR.

Theo Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, năm 2017, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa đã kiểm tra tổng số lô đồ chơi trẻ em nhập khẩu đạt chất lượng: 5.021 lô; phát hiện 11 lô không đạt, số lượng 53.755 cái/ chiếc/vỉ/bộ, chiếm một tỷ lệ nhỏ so với hàng đạt chất lượng (Đã chuyển hồ sơ cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định).

Tình trạng nhập lậu đối với các mặt hàng đồ chơi trẻ em không qua kiểm tra chất lượng, qua các đường mòn lối mở biên giới thẩm lậu vào thị trường. Kiểm tra trên thị trường, phát hiện, xử lý vi phạm, tạm dừng lưu thông và chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 1.362 mẫu đồ chơi trẻ em vi phạm về nhãn và CR.

(Theo VietQ) 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC