Thông tin tiêu dùng

THÔNG TIN TIÊU DÙNG 18/6


Trung Quốc 'ăn hàng' mạnh, vải thiều giá cao, dân lãi hơn 20 nghìn/kg

Nhu cầu tại thị trường Trung Quốc cao, các điểm cân đều gom mua số lượng lớn vải thiều Lục Ngạn. Nhờ vậy, loại quả đặc sản này có giá cao ngất ngưởng, nông dân trúng đậm.
 
 

Bán cho thương lái Trung Quốc, lãi 22.000 đồng/kg

Tại thủ phủ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), những ngày này vải thiều đã chín đỏ đồi. Buổi sáng, trên khắp các ngả đường, xe thồ chở đầy ắp những chùm vải tươi rói, chín đỏ ra chợ bán. Xe vải nối đuôi nhau vào các điểm cân, hoạt động mua bán diễn ra tấp nập.

Anh Hoàng Văn Hoạt ở Lục Ngạn chia sẻ, gần một tuần nay, cứ 3 giờ sáng gia đình anh lại tất bật ra vườn bẻ vải thiều để kịp đem ra chợ bán. Năm nay, thời tiết thuận lợi, vải thiều được mùa lớn, quả đẹp. Đặc biệt, thương lái Trung Quốc thu mua lượng lớn nên giá vải cao hơn vụ năm ngoái rất nhiều.

Mỗi ngày bẻ được hơn 2 tại vải, bán với giá gần 30.000 đồng/kg, anh Hoạt thu về khoảng hơn 6 triệu đồng.

Vườn vải nhà anh năm nay cho sản lượng khoảng trên 6 tấn. Vải sớm giá bán bình quân gần 30.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái chỉ 20.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi 1kg vải anh lãi 22.000-23.000 đồng sau khi trừ hết chi phí. Thu hoạch hết vườn, tiền lãi ước 130 triệu đồng. 

“Vải bán cho Trung Quốc năm nay được giá. Như vải sớm loại 1 giá đã 30.000-35.000 đồng/kg. Đến trà vải chín muộn, giá dự báo còn cao hơn. Vải này vỏ màu đỏ đẹp, ăn ngọt hơn vải sớm nên thương lái Trung Quốc rất chuộng”, ông Văn Báo - nông dân trồng vải tại Lục Ngạn, chia sẻ.

Trao đổi với PV. VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hoài, điểm cân vải tại phố Kim (Lục Ngạn), cho biết, vải thiều thu mua đưa đi miền Nam hiện có giá 25.000-27.000 đồng/kg. Với hàng cân để xuất sang thị trường Trung Quốc, cần tuốt sạch lá, cắt cuống ngắn dưới 10cm. Giá cân tại các điểm là 30.000-35.000 đồng/kg.

Theo bà, khi vải rộ mùa giá sẽ hạ nhiệt, song giá vải năm nay cao hơn năm trước rất nhiều nên nông dân lãi tương đối cao. Hiện điểm cân của bà Hoài mỗi ngày thu mua khoảng 12 tấn hàng.

Đang có mặt tại Lục Ngạn thu mua vải thiều, ông Lý Vệ Cường, thương nhân tại Quảng Đông (Trung Quốc), nhận định, so với những năm trước vải thiều vụ này đẹp, đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc.

“Tôi dự kiến thu mua khoảng 3.000-5.000 tấn vải. Các tỉnh đặt mua vải thông qua tôi rất nhiều, lượng đơn hàng vẫn đang tăng. Vấn đề lo ngại nhất hiện nay là khâu thông quan tại cửa khẩu”, ông nói.

Theo ông Cường, trước kia chỉ cần 1-2 ngày là xe vải có thể làm xong thủ tục thông qua, đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Còn năm nay, thông quan chậm hơn, xe vải phải chờ 4-5 năm ngày. Thế nên, ông sợ chất lượng vải sau khi đưa đi tiêu thụ sẽ không đảm bảo. Nếu thông quan nhanh, lượng hàng dự kiến thu mua sẽ tăng hơn năm ngoái.

Vải thiều xin mở lối đi riêng

Trao đổi với báo chí, ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - khẳng định, vải thiều năm nay được mùa, chất lượng cao quả tốt nhất từ trước tới nay. Dự kiến, sản lượng vải toàn huyện Lục Ngạn đạt hơn 95.000 tấn, trong đó, vải chín sớm 21.000 tấn. 

Tới nay, lượng vải tiêu thụ đạt trên 15.000 tấn, giá bán từ đầu vụ đến nay rất ổn định và cao hơn giá năm ngoái. “Những vụ trước, cứ sau ngày 5/5, giá vải thiều thường giảm. Nhưng năm nay giá vẫn ổn định từ đầu vụ đến giờ, dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg. Người sản nông dân phấn khởi vì vải thiều được mùa, được giá”, ông cho hay.

Hiện, thị trường chính của vải thiều Lục Ngạn vẫn là Trung Quốc. Song năm nay, phía Trung Quốc siết chặt kiểm dịch và kiểm dịch Covid-19. Việc này làm chậm tiến độ thông quan tại cửa khẩu. Như cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), năng lực kiểm dịch mỗi ngày hiện tại chỉ được 200 xe. 

“Trước đó, chúng tôi là làm việc với nước bạn, họ đồng ý dành riêng luồng xanh cho quả vải thiều. Như vậy, xe các xe vải thiều lên cửa khẩu sẽ được tập kết vào bãi đỗ riêng, không chung với các trái cây và nông sản khác. Khi xe làm thủ tục kiểm dịch xong sẽ được đi đường riêng sang ngay bên kia, không phải xếp hàng lần lượt như xe chở các loại trái cây và nông sản khác”, ông Nam thông tin.

Còn tại Lục Ngạn, huyện đã thống nhất với doanh nghiệp, thương nhân thu mua vải thiều, trước khi đưa hàng lên cửa khẩu phải đảm bảo quy chuẩn của phía Trung Quốc. Đơn cử, vải không còn lá, cuống cắt ngắn dưới 10cm… như vậy khi làm thủ tục thông quan sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Tính đến ngày 10/6, toàn huyện có 96 điểm cân, thu mua vải thiều. Địa phương đã ký kết với nhiều tổ chức, doanh nghiệp về việc tiêu thụ vải thiều, sản lượng khoảng 45.000 tấn. 

Tổng hợp nhiều nguồn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC