Thông tin tiêu dùng

THÔNG TIN TIÊU DÙNG 15/5


*Taxi đi Nội Bài 180.000 đồng: Tung chiêu hạ giá tranh khách

Sân chơi taxi sân bay đang có nhiều ưu thế với các hãng truyền thống sau khi Uber chính thức rời bỏ thị trường. Tuy nhiên, khách hàng phải trả với chi phí cao hơn nhiều so với trước, kể cả đi taxi hay Grab.
 
 

Sau khi Uber không còn tồn tại ở Việt Nam, các hãng taxi đã bớt đi một đối thủ nặng ký trong cuộc đua giá cước sân bay. Hiện, đi sân bay chỉ còn lại một số hãng taxi nhượng quyền vận chuyển tại sân bay và Grab. Mặc dù vậy, cuộc cạnh tranh vẫn đang diễn ra khá khốc liệt.

Với chiều lên Hà Nội - Nội Bài, các hãng đang đưa ra mức giá khá hấp dẫn, trung bình từ 180.000-220.000 đồng. Taxi123 tung ra gói cước 145.000 đồng cự ly 16 đến 26 km, chưa bao gồm phí vào bãi, từ km 27 trở lên tính thêm 8.000 đồng/km.

Taxi ABC trọn gói 180.000 đồng trong vòng 30km, giá cước đã bao gồm phí cầu đường, bến bãi; với dòng xe 7 chỗ, mức giá cước là 200.000 đồng. Tương tự như vậy, taxi Thành Công và Mai Linh cũng có mức giá khởi điểm cho chiều Hà Nội - sân bay là khoảng 180.000 đồng, với các quận nội thành.

Trong khi đó, khi đặt trên ứng dụng Grab, từ quận Đống Đa tới sân bay Nội Bài, mức giá hiển thị trên ứng dụng là 256.000 đồng, cao hơn hẳn taxi truyền thống.

Đắt nhất vẫn là chiều về Nội Bài - Hà Nội khi các hãng taxi áp dụng cước phí tính theo km. Còn Grab có mức giá trung bình từ 280 trên 300 nghìn đồng, tùy theo thời điểm và chưa bao gồm phí bến bãi. Như vậy, hiện nay so với giá của Uber trước đó, các hãng taxi và Grab đều cao hơn.

Nếu đặt trực tiếp với lái xe không qua hình thức gọi tổng đài hoặc ứng dụng thì mức cước hợp lý hơn khoảng 200.000 đồng chiều lên sân bay và 250.000-300.000 đồng chiều ngược lại

Mặc dù các hãng quảng cáo mức giá sân bay hấp dẫn, nhưng thực tế, nhiều khách hàng phải trả mức phí cao hơn do cộng thêm do số km vượt trội. Anh Nguyễn Mạnh Tùng, một khách hàng ở Linh Đàm, cho hay, nếu như trước đây, anh có thể đặt xe dễ dàng ra sân bay từ ứng dụng của Uber thì nay, anh phải gọi điện đặt trước nhiều giờ nếu không sẽ khó có xe.

Bên cạnh đó, mức giá cũng tăng so với trước, trung bình chiều đi khoảng 250.000 đồng, còn chiều ngược lại lên tới trên 300.000 đồng nếu dùng Grab, còn taxi truyền thống tính theo km sẽ phải chịu chi phí hơn 400.000 đồng.
 
*Cơn nghiện xe Nhật của người Đông Nam Á

Nhờ tính thiết thực và giá trị sử dụng cao, các thương hiệu ôtô đến từ Nhật Bản luôn được người tiêu dùng xem là lựa chọn số một tại thị trường ASEAN.
 
 
Thị trường ôtô Đông Nam Á nói chung đã nổi lên trong 5 năm qua, với doanh số bán xe cao nhất là vào tháng 3/2017. Tốc độ tăng trưởng hàng tháng đạt 14% với 316.736 xe được bán ra ở 6 quốc gia trọng yếu gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines.

Bấy lâu nay, các nhà sản xuất ôtô xứ sở hoa anh đào luôn coi thị trường Đông Nam Á là "sân sau" của ngành công nghiệp ôtô quốc gia. Các đối thủ cạnh tranh từ những nơi khác đã cố gắng len lỏi nhưng chỉ tạo được ảnh hưởng không lớn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm mà Nhật Bản chỉ mới gây nên tầm ảnh hưởng trong những năm gần đây.

Những thương hiệu đến từ châu Âu như Audi, Mercedes-Benz, BMW và Jaguar Land Rover chứng tỏ sức mạnh bằng việc thống trị phân khúc cao cấp trong khu vực, nhưng thành công này không mở rộng sang các phân khúc khác của thị trường. 
 
Tổng hợp nhiều nguồn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC