Thông tin tiêu dùng

THÔNG TIN TIÊU DÙNG 10/11


Thời trang Nhật Bản đổ bộ Việt Nam

“Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm ở khu vực Đông Nam Á”, nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản cho biết. Các đại gia bán lẻ Nhật Bản đang đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều.
 
 
Sau Zara, HM, Uniqlo chuẩn bị mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM. Theo Nikkei, Uniqlo có khoảng 2.200 cửa hàng và lợi nhuận hoạt động từ mảng kinh doanh ở nước ngoài đã vượt thị trường Nhật Bản lần đầu tiên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8 vừa qua. Tháng 12 tới, tập đoàn này lên kế hoạch mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.

Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo, đang nhắm tới mục tiêu tăng gấp 4 lần số cửa hàng tại khu vực Đông Nam Á trong vòng 10 năm tới, tương đương với số lượng cửa hàng mà hãng đang có ở Trung Quốc đại lục.

Tadashi Yanai, Chủ tịch Fast Retailing, cho biết, phải mất 17 năm để tập đoàn này xây dựng được mạng lưới 800 cửa hàng ở thị trường Trung Quốc. Họ kỳ vọng rằng tiến trình mở rộng sang Đông Nam Á sẽ được thực hiện nhanh hơn. Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm.

Có mặt từ lâu, Takashimaya một đơn vị bán lẻ khác, cũng đặt mục tiêu khá cao thị trường Việt Nam. Takashimaya TP.HCM có thể lãi 100 triệu yên trong năm 2019 và Chủ tịch Takashimaya nhìn nhận nó "như một Singapore khác". Công ty này cũng đang đầu tư vào một dự án phát triển đô thị khác ở Hà Nội trong đó Takashimaya lên kế hoạch mở một trường song ngữ thông qua hình thức liên doanh.

Họ hi vọng có thể đẩy lợi nhuận hoạt động bên ngoài Nhật Bản lên mức 11 tỷ yên (1,55 tỷ USD) vào năm tài chính kết thúc vào tháng 2/2014. Năm ngoái, con số mà hãng có dừng lại ở 3,9 tỷ yên.

Cửa hàng Thượng Hải, cửa hàng duy nhất của Takashimaya tại Trung Quốc, liên tục thua lỗ từ khi khai trương vào năm 2012, dự kiến ​​sẽ có lãi vào năm tài chính kết thúc vào tháng 2 năm 2021. Trước đó, công ty đã có kế hoạch đóng cửa hàng vào tháng 8, nhưng đổi ý chỉ trong hai ngày trước khi đóng cửa theo kế hoạch, chính quyền địa phương đã giảm tiền thuê cho họ.

Takashimaya hy vọng sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách tăng hàng hóa, sự kiện và hoạt động thương mại điện tử, nhắm vào khách hàng là nhân viên văn phòng trong khu vực. Họ cũng đang xem xét tăng doanh số bán hàng trực tuyến của mình bằng cách hợp tác với một đối tác địa phương.

Thực tế, cạnh tranh trong khu vực này rất khốc liệt với nhiều "tay chơi" lớn như Central Group ở Thái Lan, Beijing Hualian Group ở Singapore và Aeon ở Việt Nam. Khoảng 30% diện tích sàn trong Takashimaya Thượng Hải vẫn trống khi nhiều khách thuê đang dọn ra ngoài. Murata tin rằng những khoảng trống này sẽ được lấp đầy cho tới đầu năm 2021.

Các nhà phân tích ngành công nghiệp lưu ý nhà đầu tư nên kiên nhẫn với hoạt động kinh doanh nước ngoài của Takashimaya. Các chuỗi bán lẻ ở Đông Nam Á thường "cần tới từ 10 đến 20 năm để đạt lợi nhuận cao", Masahiro Matsuoka, đồng Chủ tịch công ty tư vấn Frontier Management, chia sẻ.

Theo Đông Sơn/VietNamNet
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC