Nổi bật

Những lưu ý 'sống còn' khi uống loại nước cứ ra ngõ là mua được, giá không quá 3000 đồng/ly


Trà đá là đồ uống phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đây được xem là thức uống bình dân phù hợp với túi tiền của nhiều người. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá mức mà phải chú ý đến chất lượng để đảm bảo sức khỏe. 
 
Chọn quán và vệ sinh cốc

Việc phục vụ mỗi ngày hàng trăm lượt khách, các quầy trà đá lúc nào cũng đông nghịt người. Tuy nhiên, việc chọn quán trà đá cũng nên chú ý. Tránh uống ở những quán không đảm bảo vệ sinh, cốc không được rửa sạch sẽ. Không nên chọn quán quá gần đường, bụi bẩn có thể bám vào cốc và quầy hàng dẫn đến nhiễm bẩn.

Các quán ở gần nhà vệ sinh, hay các cống rãnh cũng cần tránh xa. Vì các quán này ở nơi không sạch sẽ có thể bị ruồi nhặng, bụi bẩn tấn công mỗi phút.  Vì vậy, hãy chọn những quán có điều kiện vệ sinh đảm bảo nhằm tránh những trường hợp ngộ độc không đáng có.

Mặt khác, khi bán ở các quầy hàng nhỏ, nguồn nước không đủ để rửa sạch như trong các nhà hàng, quán ăn. Do đó không ai dám chắc liệu rằng nước pha trà hay các cốc có được rửa sạch hay không.

Uống trà đá khi đói.

Khi đói, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều nhưng khi uống trà đá vào người sẽ làm giảm tiết dịch dạ dày. Điều đó có nghĩa là bạn đang chặn cảm giác ngon miệng và thèm ăn do trà đá sẽ khiến dịch vị bị pha loãng. Thay vì ăn ngon miệng, bạn lại đói cồn cào hơn, tim đập nhanh, mệt mỏi, có thể ngất xỉu.

Khi uống trà đá có nghĩa là bạn đưa thấp nhiệt vào cơ thể. Đá lạnh làm cho bụng bị lạnh nên có thể đau bụng âm ỉ, ảnh hưởng đến cổ họng gây viêm họng. Do đó, bạn nên tránh uống trà đá trước khi ăn hoặc trong khi đang ăn cơm.
 
 

Người già và trẻ nhỏ nên tránh trà đá

Trà đá giúp giải khát nhưng 2 đối tượng này nên tránh. Do trong trà có chứa chất tannic và cafein. Hai chất này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của gan. Trà có chứa cafein nên khi uống vào có thể khiến cho bạn mất ngủ. Với người già việc mất ngủ là thường xuyên cho nên tránh uống trà kể cả trà đá vào buổi tối cũng là cách để giúp ngủ ngon.

Trà cũng không phải là thức uống phù hợp với trẻ em. Do trong quá trình tiêu hóa, trà cản trở quá trình này khi axit trong trà phản ứng với một số chất dinh dưỡng... Đặc biệt trẻ nhỏ uống đồ uống có đá lạnh có thể gây viêm họng, ho, lạnh bụng dẫn đến đau bụng.

Không uống trà quá đặc và quá nóng

Nhiều người cho rằng, uống trà đặc là cách để cảm nhân hết vị ngon của trà nhưng trà quá đặc sẽ khiến cho bạn bị kích thích thần kinh. Lúc đó, não sẽ tỉnh táo đến mức không ngủ được, bạn sẽ thức trắng đêm hoặc kéo dài hàng tiếng đồng hồ không thể ngủ ngon. 

Việc uống trà quá nóng cũng được xem là thói quen của nhiều người. Nhưng nhiệt độ hợp lý nhất khoảng 50-60 độ C. Bạn không nên uống trà quá nóng, vì nước nóng có thể gây ảnh hưởng cổ họng, thực quản và hệ tiêu hóa.

Theo Emdep.vn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC