Truyện Ðêm Khuya

Trần trụi giữa bầy sói - Phần 14



"Trần trụi giữa bầy sói" là một trong những tác phẩm nổi tiếng sau Đại chiến thứ hai. Xuất bản lần đầu tiên năm 1958 với 60 vạn cuốn ở Cộng hòa dân chủ Đức, cùng năm ấy tác phẩm này được Chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức tặng giải thưởng Văn học Quốc gia, được tái bản liên tiếp ngay cả ở Tây Đức, được dịch ra 20 thứ tiếng và trở thành một sự kiện văn học được nhiều người biết đến ở châu Âu.

Tác giả cuốn sách, Bruno Apitz (1900 - 1979), xuất thân từ một gia đình công nhân ở Leipzig, một trung tâm công nghiệp lớn ở Đức. Là một chiến sỹ có tư tưởng chống phát xít, ông bị Hit-le bỏ tù năm 1934. Ba năm sau đó, ông là một trong những tù nhân đầu tiên bị phát xít đưa đến trại tập trung Bukhanvan. Quãng thời gian sống tại địa ngục Bukhanvan đã được ông lột tả trong tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói".

Đã có rất nhiều tác phẩm văn học viết về trại tập trung của phát xít Đức nhưng ít có tác phẩm nào gây ấn tượng với người đọc như tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói". Có lẽ bởi người viết chính là một chiến sỹ bị giam cầm trong trại tập trung Bukhanvan nên những trang viết của ông chân thực, đầy rung cảm. Là một chiến sỹ nên đối với Bruno Apitz, Bukhanvan không phải chỉ có tháp canh, boong ke, hàng rào điện cao thế, lò đốt xác và lũ phát xít tàn ác mà còn có sự vĩ đại của tình đồng chí có một không hai trong lịch sử. "Đảng ở ngay nhà ngục của Bukhanvan" - đó chính là chủ đề lớn của tác phẩm.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC