Thông tin du lịch

THÔNG TIN DU LỊCH 7/11


Những bí kíp cho lần đầu đạp xe leo núi
Nói riêng về bộ môn đạp xe, để đạt được một mức độ dẻo dai và nhanh nhạy trung bình, người chơi phải trải qua một khoảng thời gian tập luyện rất khó nhọc, chưa kể đến việc đạp xe trên địa hình đồi núi. Vì vậy, đây là một hoạt động vừa hết sức thú vị, vừa thật sự vô cùng đáng sợ.

 
 
Nói riêng về bộ môn đạp xe, để đạt được một mức độ dẻo dai và nhanh nhạy trung bình, người chơi phải trải qua một khoảng thời gian tập luyện rất khó nhọc, chưa kể đến việc đạp xe trên địa hình đồi núi. Vì vậy, đây là một hoạt động vừa hết sức thú vị, vừa thật sự vô cùng đáng sợ. Tuy nhiên, nếu ta biết đúng cách, việc đạp xe leo núi sẽ càng ngày trở nên dễ dàng về sau. Dưới đây là chín mẹo nhỏ cho người mới bắt đầu với bộ môn này, đảm bảo sẽ giúp bạn có những bước đầu vững chắc và tràn ngập niềm vui!

Thả lỏng

Việc xe đạp của bạn cần làm là di chuyển khéo léo qua các mặt địa hình kĩ thuật, còn việc của bạn là để xe mình làm việc đó. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải thả lỏng cơ thể để điều khiển chiếc xe được dễ dàng hơn. Đưa mông lên khỏi yên xe khi phải đi qua các chướng ngại vật như đá, rễ cây hoặc những địa hình gây xóc. Khi lao xuống dốc, hãy nghĩ đến kiểu dáng “tay chống đẩy” và “chân cao bồi”, đồng thời khuỵu khuỷu tay và đầu gối xuống để chiếc xe được chạy theo tính năng của nó, thay vì chống cự lại điều tự nhiên.

Duy trì quán tính

Khi đạp xe leo núi, bạn sẽ dần dần cảm thấy bối rối và mất cân bằng, nhưng hãy cố gắng giữ tốc độ (hoặc tăng ở mức độ thích hợp) để việc đi qua các vùng đất gập ghềnh sẽ dễ dàng hơn. Quán tính sẽ là người bạn và vị cứu tinh của bạn trên chặng đường này, hãy dựa vào nó và điều chỉnh sao cho lý tưởng nhất.

Đổi trọng tâm

Bạn sẽ còn phải đối mặt với những địa hình cũng khá nhằn không kém chính là các loại dốc cao và nguy hiểm. Khi bạn phải leo lên, hãy đổi trọng tâm của cơ thể và xe về phía trước để cân bằng các lực đang tác dụng lên chiếc xe, giúp bạn dễ dàng leo dốc hơn. Ngược lại, khi phải xuống dốc, bạn nên đặt trọng tâm cơ thể về phía sau, chỉnh chỗ ngồi của xe hướng về đuôi xe một chút để bạn không phải cố gắng nghiêng người quá nhiều, điều này sẽ giúp bạn không bị lao xuống dốc quá nhanh hay rơi khỏi tầm kiểm soát.

Phanh nhẹ nhàng

Khi bị cuống hoặc bối rối, chúng ta thường dùng hết sức lực, bóp chặt phanh bằng cả hai bàn tay và ở cả hai bên để tránh khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, chiếc xe đạp bạn chọn để đi leo núi đã phải có loại phanh đủ mạnh cho mọi trường hợp, bạn chỉ cần dùng một đến hai ngón tay để phanh là quá đủ rồi.

Điều chỉnh tốc độ trước khi gặp những loại mặt đất khó khăn như đá hay góc địa hình, sau đó duy trì tốc độ từ đó trở đi. Nếu bạn phải đột ngột rẽ phải rẽ trái, đừng dùng đến phanh trước, thường ở bên tay trái, để dừng xe, như vậy sẽ có thể khiến bạn mất tay lái, bật khỏi xe. Thay vào đó, hãy dùng phanh bánh sau (thường ở bên phải), nhiều khả năng xe bạn vẫn trượt, nhưng sẽ không nguy hiểm như sử dụng phanh trước, bởi bạn vẫn sẽ kiểm soát được xe.

Tận dụng mọi thiết bị

Xe đạp leo núi đối với những địa hình đường mòn nguy hiểm như một hộp sốt đã mở sẵn cho người dùng thoải mái ăn uống vậy. Chúng được trang bị những bộ phận thiết yếu nhất để vượt qua các con đường lên xuống gập ghềnh mà khiến bạn chẳng cần phải lo nghĩ nhiều. Vì vậy, hãy tận dụng những gì có sẵn để chuyến đi được hiệu quả, an toàn và đáng nhớ.

Lắp phuộc treo giảm xóc

Hầu hết các loại xe đạp leo núi đều đã được trang bị ít nhất một loại phuộc treo (bộ phận dẫn hướng và nâng trọng lượng xe thông qua bánh xe trước), một số loại khác còn có thêm hệ thống giảm xóc ở phía đuôi xe. Những phát minh này đã giúp cho người đap xe không còn cảm giác xóc nảy khó chịu như bình thường nữa.

Bạn nên dành thời gian học hỏi thêm về các trang bị trên loại xe đạp đặc biệt này. Sau đó, áp dụng vào bản thân, xem chuyến đi của mình sẽ cần sử dụng những loại đồ dùng nào và ở mức độ bao nhiêu. Đối với phuộc treo, bạn nên để ý thời điểm khóa và mở để tránh trường hợp phải di chuyển trên một chiếc xe đạp cứng nhắc, không linh hoạt.

Hướng ánh nhìn vào nơi mình muốn đi

Khi bạn càng cố nhìn về phía hòn đá bạn muốn né tránh, khả năng bạn đâm vào nó lại càng cao lên. Xe đạp của bạn sẽ đi về hướng mà mắt bạn đang nhìn tới. Vì vậy, thay vì quan sát đường đi để tránh đá tránh sỏi, hãy nhìn thẳng về phía trước để dẫn dắt xe bạn đi đến địa điểm mong muốn. Giữ cho cằm cao, mắt thẳng và dùng tầm nhìn ngoại vi của bạn để tránh những chướng ngại vật ở dưới đất. Đồng thời, bạn nên sắm cho mình một chiếc mũ bảo hiểm dành riêng cho đạp xe leo núi để bảo vệ bạn khỏi những bất ngờ phía trên cao mà không thể phát hiện được.

Mang dụng cụ sửa chữa

Những thợ sửa chữa xe thường xuất hiện và buôn bán ở trên đường chính chứ không phải trong rừng sâu hay trên núi cao. Vì vậy, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác là vô cùng khó khăn, đòi hỏi bạn phải mang theo những đồ dùng thay thế cần thiết, cùng với dụng cụ sửa chữa đơn giản cho những trường hợp như xịt lốp, vá xe, tuột xích hay thay thế khung đuôi kéo, vân vân. Bạn cần phải học cách tự mình đối phó với những trường hợp này.

Mang nhiều hơn là thẻ ngân hàng

Trên núi và trong rừng sẽ không thể có nhiều cửa hàng tiện lợi để bạn sử dụng đâu! Vì vậy, đồ ăn đồ uống chuẩn bị từ nhà sẽ là những thứ cần thiết cho chuyến đi này của bạn, hãy mang theo một số lượng nhiều hơn những gì bạn nghĩ sẽ cần. Ngoài ra, bạn sẽ rất khó khăn để liên lạc với bất kì ai, bởi lẽ, ở nơi đạp xe leo núi thường sẽ nằm ngoài vùng phủ sóng. Hãy là người tự lo cho chính mình, đem theo dụng cụ cần thiết và tận hưởng chuyến đi với sự an tâm tuyệt đối!

Tổng hợp nhiều nguồn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC