Cóc là loại quả ăn vặt rất phổ biến với mỗi người dân Việt Nam, thế nhưng ngoài việc được xem là một món ăn giải trí thì ít ai biết rằng, quả cóc còn có giá trị dinh dưỡng rất cao và chữa được 1 số loại bệnh.
Quả cóc có tên khoa học là Spondias cytherea, ở nhiều nơi khác nhau thì quả cóc được gọi bằng những cái tên khác nhau như: ở Indonesia người ta gọi là quả kedondong, hay chính ở miền Bắc Việt Nam người ta gọi là quả sấu tầu, còn ở miền Nam gọi là quả cóc.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, cứ trong 100g thịt của quả cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng. Không những thế, trong cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%.
Quả cóc có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. |
Thậm chí, trong Đông Y, vỏ cây cóc cũng được cho là có tác dụng rất tốt trong việc chữa đau bụng. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong các bài thuốc.
Với những công dụng tuyệt vời có trong thành phần của quả cóc, vì thế chúng được xem là loại "thần dược" đối với sức khỏe của chúng ta.
Cùng khám phá quả cóc có những tác dụng gì nhé !
Cung cấp protein và chất béo
Trong quả cóc có chứa protein và chất béo. Mặc dù hàm lượng những chất này trong quả cóc không cao "ngất ngưỡng" như những loại quả khác, nhưng chúng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể về chất béo và protein.
Tốt cho người tiểu đường
Quả cóc có hàm lượng đường sucrose tự nhiên nên chắc chắn là lành mạnh hơn, tốt cho cơ thể so với những loại đường chúng ta hay mua ngoài thị trường.
Ngoài ra, quả cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường tuýp II, là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra.
Cách dùng: Mỗi ngày, đối với bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng một ly sinh tố cóc. Hay, có thể tách lấy thịt quả cóc chín, vứt bỏ hạt, cắt nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn. Sau đó, mỗi ngày 3 thìa, mỗi lần 1 thìa, dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30 đến 40 phút. Sau 1 - 2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).
Quả cóc hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh. |
Thanh nhiệt, tăng sức đề kháng
Với vị chua tự nhiên dễ chịu của loại trái cây này sẽ khiến nhiều người cảm thấy sảng khoái, và có hiệu quả giúp cơ thể chống lại cơn buồn ngủ. Thậm chí, vị chua trong cóc còn còn tạo ra cảm giác thỏa mái, thanh mát. Loại axit của trái cây này có tác dụng thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng cho những người bị bệnh cảm cúm.
Tốt cho đôi mắt
Trong quả cóc chứa nhiều vitamin A, có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ và thị giác của con người. Vitamin này có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus... Nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt, quáng gà, viêm kết mạc, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.
Retinol là một dẫn xuất của vitamin A có chứa trong quả cóc sẽ giúp điều phối các đồ vật được võng mạc thu lại hình ảnh và truyền tải đến não.
Chống oxy hoá
Cũng nhờ có hàm lượng vitamin A cao mà quả cóc có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá. Ngoài vitamin A, quả cóc cũng có chứa vitamin C. Hai loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hoá có thể chống lại các gốc tự do phát sinh từ oxy hóa cơ thể cũng như ô nhiễm từ bên ngoài.
Giảm cân
Chất béo trong quả cóc là loại chất béo có lợi cho cơ thể, và với lượng đường tự nhiên ít, chất xơ và protein cao, quả cóc còn là loại trái cây lý tưởng cho những thực đơn ăn kiêng giảm cân, nếu có lỡ ăn nhiều bạn cũng sẽ không gặp vấn đề béo phì.
Với vị chua dịu, cóc không chỉ được sử dụng tươi sống như một món ăn vặt mà còn có thể chế biến thành những món như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác vô cùng ngon miệng.
Ngoài việc ăn tươi, quả cóc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác. |
Làm đẹp da
Không chỉ có tác dụng làm đẹp dáng, trong cóc chứa nhiều chất sắt giúp da dẻ hồng hào. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển oxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể.
Ăn 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày.
Ngoài sắt, quả cóc cũng chứa vitamin B1 có thể giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lượng oxy trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu.
Vì vậy, nếu bạn bị thiếu máu thì nên thường xuyên bổ sung nhiều sắt từ trái cóc.
Ngăn ngừa bệnh tim
Trong quả cóc còn có chứa canxi, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Nếu thường xuyên ăn loại trái cây này chắc chắn rằng bệnh tim sẽ được khắc phục.
Những lưu ý cần thiết khi cóc
Tuy cóc có giá trị dinh dưỡng cao, hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh, thế nhưng vì cóc có vị chua nên sẽ chứa một lượng a-xít rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi ăn quá nhiều.
Cũng vì quả cóc có vị chua chúng ta không nên ăn lúc đói và hạn chế cho trẻ nhỏ sử dụng loại quả này.
Chúng ta cần tiết chế, không nên ăn quá nhiều cóc cùng một lúc. Vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày.
Mỹ An
Theo Tạp chí Sống khỏe