Thức ăn còn dư thừa sau mỗi bữa ăn, thường được giữ lại để hâm nóng cho bữa kế tiếp. Điều này vừa tránh lãng phí thức ăn lại tiết kiệm được thời gian nấu nướng.
Nhưng trên thực tế có một số loại thức ăn trở nên mất giá trị dinh dưỡng khi bạn hâm nóng hoặc đun sôi lần hai.
Theo dinh dưỡng Lokendra Tomar từ phòng khám giảm cân, Delhi cho biết: "Đây là một quy tắc vàng của hâm nóng thức ăn - không bao giờ hâm nóng thức ăn giàu protein."
Dưới đây là một số thực phẩm không nên hâm nóng lần hai, tho Food.ndtv.
1. Rau quả với lượng Nitrates cao
Nếu bạn có rau chân vịt (cải bó xôi, rau bina) hoặc bất kỳ loại rau lá xanh, cà rốt, củ cải thậm chí là cần tây... thì tránh hâm nóng hoặc đun sôi chúng lại.
Những loại rau giàu nitrat này khi đun nóng lại có thể biến độc, giải phóng các đặc tính gây ung thư, thường có tính chất ung thư.
Rau chân vịt có hàm lượng sắt cao, do đó đun nóng và hâm nóng có thể làm oxy hóa chất sắt trong rau chân vịt. Oxy hóa sắt tạo ra các gốc tự do nguy hiểm được biết là gây ra nhiều bệnh như vô sinh và ung thư.
2. Cơm
Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng cơm cũng thuộc loại này. Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA), bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm bằng cách ăn cơm được hâm nóng. Điều này là do sự hiện diện của vi khuẩn có khả năng kháng cao được gọi là Bacillus Cereus.
Nhiệt giết chết những vi khuẩn này, nhưng nó có thể tạo ra các bào tử độc hại trong tự nhiên. Sau khi cơm được hâm nóng và được bỏ ở nhiệt độ phòng, bất kỳ bào tử nào chứa trong đó có thể nhân lên, gây ra ngộ độc thực phẩm khi tiêu thụ.
3. Trứng
Chúng ta đều biết, trứng là một nguồn giàu protein, tuy nhiên, trứng nấu chín hoặc trứng luộc có thể gây hại nghiêm trọng khi tiếp xúc với nhiệt một lần nữa. Một khi bạn đã nấu chín trứng, ăn chúng ngay lập tức nhưng nếu chưa ăn kịp, hãy bảo quản cẩn thận và ăn nguội chứ đừng hâm nóng. Như đã nói chúng là thực phẩm giàu protein chứa nhiều nitơ. Nitơ này có thể bị oxy hóa do hâm nóng, tiếp tục gây ung thư.
4. Gà
Gà hoặc các món ăn chế biến từ thịt gà không nên hâm đi hâm lại chúng. Bởi thành phần protein trong nguyên liệu này hoàn toàn thay đổi khi nó được đưa ra khỏi tủ lạnh để làm nóng.
Điều này có thể gây ra các vấn đề trong hệ tiêu hóa. Hãy chắc chắn rằng bạn không làm nóng nó ở nhiệt độ cao.
5. Khoai tây
Khoai tây là một thực phẩm có thể lưu trữ trong một thời gian dài, tuy nhiên khi chế biến thành món ăn thì bạn nên ăn hết chúng trong bữa ăn đó.
Không nên hâm nóng khoai tây sau khi nấu chín. Ảnh: Internet
Khoai tây là một nguồn giàu vitamin B6, kali, vitamin C tuy nhiên, nếu chúng được hâm nóng một lần nữa, rất có thể là sẽ có thể sản xuất Clostridium Botulinum (vi khuẩn gây ngộ độc Botulism).
Ngay cả khi bạn để khoai tây nấu chín trong nhiệt độ phòng, việc sản xuất vi khuẩn sẽ chỉ tăng lên. Vì vậy, nếu bạn muốn tránh sự phát triển của vi khuẩn, tốt nhất là để giữ cho chúng được làm lạnh hoặc vứt chúng đi nếu không được tiêu thụ trong vòng 1-2 ngày.
6. Nấm
Nên ăn nấm ngay sau khi nấu xong. Những thực phẩm nấu từ nấu không nên để thừa lại cho ngày hôm sau, và đun nóng chúng.
Bởi nấm sỡ hữu một hàm lượng protein "giàu có" và có một lượng lớn khoáng chất, nếu hâm nóng chúng, bạn đang phá vỡ các protein, và gây khó chịu cho đường tiêu hóa của cơ thể.
Việc đun nóng chúng sẽ tạo ra các độc tố chứa nitơ bị oxy hóa và các gốc tự do. Nếu bạn cất nấm cho bữa ăn sau, hãy chắc chắn rằng nên ăn nguội chúng.
7. Dầu ép lạnh
Một trong những nguồn axit béo omega-3 tốt nhất là dầu ép lạnh như dầu hạt lanh, dầu ô liu và dầu hạt cải.
Chất béo Omega-3 rất nhạy cảm với nhiệt độ khi nó vỡ và trở nên ôi trên 40 độ C. Do đó, không bao giờ làm nóng dầu ép lạnh trước khi tiêu thụ.
Theo Pháp luật TP HCM