Những lợi ích sức khỏe của ớt
1. Ớt giúp giảm lượng đường trong máu
Các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe thuộc Đại học Tasmania (Mỹ) kết luận rằng ớt sẽ có tác dụng rất tốt đối với những người béo phì hoặc người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Các nghiên cứu đã cho thấy, việc thêm một số lượng ớt vừa phải vào khẩu phần ăn của những đối tượng này sẽ giúp họ khống chế được lượng insulin (nguyên nhân chính dẫn đến đái tháo đường) trong cơ thể.
Ớt kích thích quá trao đổi chất, tiêu hao năng lượng dư thừa trong cơ thể để chống béo phì. |
2. Ớt làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và giảm béo
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa ớt và căn bệnh này đã được Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa kỳ. Kết quả cho thấy trong ớt có hoạt chất capsaicin rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, chất capsaicin có trong ớt còn giúp cơ thể người ăn tăng khả năng sinh nhiệt, kích thích quá trình trao đổi chất vì thế sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hao năng lượng dư thừa trong cơ thể để chống béo phì.
Cụ thể là các nghiên cứu đã cho thấy, ăn ớt sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhanh hơn gấp 23% trong vòng 3 giờ.
3. Ớt chứa nhiều vitamin
Những loại vitamin điển hình có trong ớt là vitamin A, C, E, kali và phospho. Hơn thế nữa ớt cũng chứa rất ít calo, natri và không chứa tinh bột, vậy nên nó là một sự lựa chọn hoàn hảo cho người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, những người muốn kiểm soát cân nặng.
4. Ớt trị cảm lạnh và cảm cúm
Chất capasicin của ớt sẽ cải thiện quá trình tiết mồ hôi và làm giảm cảm giác khó chịu khi mắc chứng cảm lạnh và cảm cúm.
5. Ớt phòng ngừa ung thư
Capsaicin, thành phần làm cho ớt cay và nóng, được một số chuyên gia cho là có đặc tính chống ung thư.
BS. Gregory A. Plotnikoff, Bệnh viện Allina ở Minnesota cho biết: “Ớt có tác dụng đối với cơ thể tương tự như một số thuốc chống ung thư".
6. Ở giúp gảm đau
Capsaicin cũng có thể giúp ích nhờ khả năng "dập tắt" cảm giác đau trong cơ thể. Cơ chế được cho là nó nhắm vào một hóa chất trong não được gọi là "chất P", đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp tổn thương.
Điều này giải thích tại sao capsaicin thậm chí có thể được sử dụng như một thành phần trong các loại kem giảm đau và thuốc. Một số nghiên cứu cũng đã đề xuất chế độ ăn với mức capsaicin cao hơn có thể có tác dụng bảo vệ chống lại loét nhờ tiêu diệt vi khuẩn H. pylori.
7. Ớt tốt cho sức khỏe tim mạch
TS. Zhiming Zhu, tác giả cao cấp của một nghiên cứu khác năm 2017 cho biết: “Nghiên cứu cho thấy rằng việc thưởng thức gia vị cay là một cách hiệu quả để giảm lượng muối và huyết áp, bất kể loại và lượng thực phẩm”.
Làm gì khi bị bỏng ớt?
Bỏng da: Khi chế biến ớt nếu quên không đeo găng tay bạn sẽ dễ bị nóng rát ở da hay còn gọi là hiện tượng bỏng da. Lúc này hãy nhanh chóng lấy rượu thoa lên vùng da bị bỏng hoặc dùng dầu thực vật để thay thế. Nên chú ý khi tiếp xúc với ớt cay không nên dùng tay trực tiếp mà cần phải đeo găng tay để tránh bị bỏng.
Bỏng miệng: Đa số mọi người đều có thói quen dùng nước để chữa cay mỗi khi ăn quá nhiều ớt, điều này quả là một sai lầm. Nước chẳng những không giúp bạn làm dịu cơn bỏng rát mà càng khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Thay vào đó bạn có thể ngậm trong miệng một ngụm bia hoặc rượu hay một loại đồ uống có cồn nào đó. Chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác bỏng rát khó chịu. Nếu không dùng được đồ uống có cồn, bạn có thể thay thế bằng một ly sữa, ăn 1 hũ sữa chua, ăn kem hay ăn 1 thìa đường cũng sẽ mang lại tác dụng tương tự.
Bỏng mắt: Nếu vô tình để ớt vương vào mắt thì hãy cố gắng bằng nhiều cách để tiết nước mắt, nước mắt sẽ làm giảm cảm giác khó chịu trong trường hợp này. Nếu nặng cần đưa đến gặp bác sĩ ngay sau đó.
Lưu ý: Tuy ớt có những lợi ích nhất định nhưng không vì thế mà bạn có thể lạm dụng nó, bởi ăn nhiều sẽ gây nên tác dụng phản chủ, ví như sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế. |
Thu Hà
Theo tạp chí Sống Khỏe