Ảnh minh họa
Nấm là một món ăn giàu protein, có thể thay thế cho những loại thịt trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên cũng nên dè chừng với những loại nấm không thể ăn được, những loại nấm chứa độc tố cực mạnh.
Người ta vẫn coi nấm ăn được là một loại rau, nhưng thực tế thì họ nấm không được xếp vào thực vật. Nấm mọc ngoài tự nhiên rất nhiều, có loại mọc trên mặt đất, có loại mọc dưới mặt đất. Do nhu cầu của con người về nấm ngày càng tăng cao nên có một số loại nấm được con người gieo trồng, sản xuất hàng loạt.
Một số loại nấm phổ biến được sử dụng ở nước ta gồm có: nấm mỡ, nấm mèo, nấm hương, nấm tuyết, nấm đùi gà, nấm rơm, …. Nấm được chế biến thành các món xào, nấu canh, ăn sống hoặc sấy khô, thậm chí là đóng hộp.
Nấm chỉ cung cấp một lượng calo vô cùng nhỏ, nhưng lại là nguồn cung cấp protein cực kỳ phong phú và rất nhiều loại muối khoáng khác nhau như kali, selen, vitamin nhóm B. Không chỉ vậy, nấm còn chứa ít chất béo.
Calo: 22
Carbonhydrate: 3 gram
Chất xơ: 1 gram
Protein: 3 gram
Chất béo: 0.3 gram
Kali: 9% nhu cầu
Selen: 13% nhu cầu
Riboflavin: 24% nhu cầu
Niacin: 18% nhu cầu
Tuy nhiên, những loại nấm như Shiitake có thể đáp ứng được 45% nhu cầu đồng nạp vào từ chế độ ăn hàng ngày. Nấm có thể cung cấp những hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện bảo quản, cách chế biến, xử lý nấm.
Trong y học cổ truyền, nấm được coi là một vị thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe. Ví dụ, nấm Shiitake được sử dụng để chữa trị chứng cảm lạnh do nấm có khả năng chống lại virus và khả năng kháng lại sự nhiễm khuẩn mạnh.
Cùng với đó, nấm còn chứa các polysaccharide chẳng hạn như beta gluten, có thể cải thiện hệ miễn dịch. Những loại nấm chứa nhiều chất trên có thể kể đến như shiitake, nấm sò.
Ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, những chất như beta-glucan chứa trong nấm được sử dụng để điều trị ung thư. Các nhà nghiên cứu tin rằng những chiết xuất từ nấm có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển khối u. Mặc dù có thể nói rằng beta-glucan không có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng lại có tác dụng ngăn chăn các tế bào ung thư di căn và làm tăng tỷ lệ sống ở những bệnh nhân hóa trị. Trong một nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng những bệnh nhân ung thư đang hóa trị sử dụng chiết xuất nấm sống dài hơn được 25 ngày so với những bệnh nhân không được sử dụng chiết xuất nấm. Do vậy, có thể coi nấm là một phương thuốc thần kỳ. Nhưng cũng phải nói tới điểm là chiết xuất nấm không giúp làm giảm tác dụng phụ của hóa trị chẳng hạn như nôn hoặc buồn nôn.
Nấm có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau, giúp cholesterol. Ăn nấm thường xuyên có thể tăng lượng cholesterol tốt, giảm nồng độ triglyceride trong máu.
Nấm cũng có tác dụng giảm đường máu, chống lại quá trình oxi hóa do nấm có chứa polysaccharide và phenol, đều là những chất chống oxi hóa mạnh. Ví dụ nấm sò có chứa một lượng lớn các chất chống oxi hóa.Nấm cũng giúp giảm lượng muối trong các món ăn chế biến từ thịt do đó làm giảm được lượng muối nạp vào hàng ngày.
Không phải loại nấm nào cung có chứa vitamin D. Nấm mọc ngoài tự nhiên có chứa lượng vitamin D lớn hơn nấm nuôi trồng trong nhà, tuy nhiên còn phụ thuộc vĩ độ và kinh độ của từng vùng địa lý.
Những loại nấm mọc hoang dã tự nhiên, không phải loại nào cũng ăn được. Có rất nhiều loại có chứa những chất độc rất mạnh, Dấu hiệu khi ngộ độc nấm có thể là nôn, buồn nôn, đau bụng, ảo giác, mệt mỏi toàn thân. Trong một số trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nấm là một thực phẩm quý báu, rất tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều chất xơ, vitamin và muối khoáng. Nấm cũng có tác dụng chữa trị bệnh, tăng cường miễn dịch và có thể giúp chống lại ung thư. Tuy nhiên, nhiều nấm tự nhiên có chứa chất độc vì vậy bạn phải có kiến thưc nhất định về các loại nấm. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng những loại nấm thông dụng và cố gắng thêm nấm vào trong những món ăn hàng ngày giúp tăng hương vị món ăn và nâng cao sức khỏe.