Muối là một trong những gia vị thường dùng trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc dùng muối đúng cách để thành thực phẩm chữa bệnh thì không phải ai cũng biết.
Theo Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội trong Đông y muối có có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3, kinh thận, kinh tâm, kinh vị.
Muối hột có tác dụng tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, dùng để dẫn thuốc với hàm lượng nhỏ để đi vào thận.
Muối hột hay còn gọi là muối trắng, muối thô là loại muối có nhiều khoáng chất. Ngoài hai thành phần chính natri, clorua thì muối hột còn có chứa canxi, sắt, đồng, photpho, magie,…
Muối hột được dùng trong các trường hợp nhiệt kết trong ruột, táo bón, đau răng, mắt đỏ đau, nôn mửa, hạ bộ, nở ngứa.
Muối hột gia, thuốc tốt cho sức khỏe, ảnh minh họa.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, ''Ăn nhiều muối sẽ không có lợi cho sức khỏe thận và hệ tiêu hóa. Nhưng nếu biết dùng muối đúng các thì có thể đem lại nhiều lợi ích cho 2 bộ phận này.
Với tiêu hóa, muối hột có tác dụng kích thích tiêu hóa, người bị táo bón mỗi sáng thức dậy khi bụng còn đói. Dùng 3-4 hạt muối trắng pha vào nước uống sẽ giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón.
Còn đối với thận, để thuốc dẫn tới thận thì thường phải có thêm một lượng nhỏ muối''.
Do muối có tác dụng kích thích tiêu hóa vì vậy trong trường hợp bị ngộ độc, cần kích thích gây nôn có thể dùng 10-20gram muối pha uống.
Trong Đông y còn dùng muối hột như là một cách giúp giảm đau hiệu quả. Người bị đau lưng, đau vai gáy có thể dùng muối hột rang với cám, sau đó bỏ vào túi vải hoặc khăn mềm rồi chườm lên chỗ đau.
Hoặc có thể dùng ngải cứu, lá lốt, muối hột xao nóng và chườm và chỗ đau sưng, giúp khi huyết lưu thông, giảm đau cũng rất hiệu quả.
Lương y Bùi Hồng Minh cho hay, trong trường hợp bị đau bụng tới kỳ kinh nguyệt, chị em có thể rang muối hột, sau đó bỏ và khăn chườm trên bụng, giúp giảm đau rất hiệu quả. Hay như cổ họng bị sưng đau, dùng một vài hạt muối ngậm sẽ giúp giảm cảm giác đau.
Bị viêm họng, sưng đau họng dùng nước muối hột loãng, súc miệng vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Răng lung lay, tụt lợi pha nước muối loãng ngậm 3 lần liên tục trong 5 ngày sẽ đỡ.
''Người bị thận lạnh, đi tiểu tiện nhiều lần, hay tiểu đêm dùng muối, chanh, gừng ngậm sẽ giúp ấm thận, khí huyết lưu thông. Vào mùa hè khi cơ thể mất nước nhiều, uống nước nên cho một chút muối sẽ giúp chống rối loạn điện giải'', Lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Ngoài ra, muối hột dùng chữa một số chứng như, bị ù tai dùng muối hột rang, chườm quanh hai tai; bị viêm ngứa, mụn nhọt nước muối pha loãng lau chỗ ngứa, mụn nhọt; chân đau nhức dùng nước trắng đun sôi cho một vài hạt muối ngâm chân hàng ngày 15-20 phút sẽ mau khỏi…
Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo: ''Trong sách cổ có ghi chép lại người bị khí hư, phù thũng, tăng huyết áp, bệnh lý thận... thì không dùng được dùng muối để làm thuốc chữa bệnh''.