Ăn ngon sống khỏe

Ăn những loại trái cây này không lo biến chứng tiểu đường


Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn ngừa biến chứng.

 

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết khi mắc tiểu đường?

 - ảnh 1

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

 

Nhiều người chọn trường phái kiêng tất cả đồ ngọt bao gồm cả trái cây khiến cơ thể thiếu hụt chất khiến cơ thể trở nên yếu hơn, thậm chí suy kiệt, giảm sức đề kháng.

 

Người bệnh tiểu đường có thể ăn những loại trái cây nào?

 

Thực tế, một bệnh nhân bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây với số lượng hạn chế. 

 

Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95% giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Chất xơ và khoáng chất canxi, magie, kali... đều rất tốt cho cơ thể người bệnh.

 

Trái cây tốt nhất dành cho người bệnh tiểu đường

 

Theo TS. Pradeep Gadge, chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ nhận thấy tác dụng của một số loại trái cây như: ổi, bơ, dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,… có thể phòng và chữa được bệnh tiểu đường.

 

Quả ổi

 

 - ảnh 2

Ăn ổi cả vỏ có lợi cho người bệnh tiểu đường.

 

Ổi là một trong những loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên, giúp giảm việc hấp thu đường trong máu. Trong ổi cũng rất nhiều vitamin C, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm viêm, rất tốt cho người mắc tiểu đường.

 

Quả bơ

 

 - ảnh 1

Người bị tiểu đường đừng quên ăn quả bơ.

 

Là một loại quả siêu dinh dưỡng với rất nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe mà không làm hại đến dạ dày của người ăn. 

 

Trong quả bơ có chứa chất béo không bão hòa đơn giúp tiêu hóa chậm và không gây béo và giúp giữ ổn dịnh đường trong máu. Ngoài ra, chất béo trong quả bơ còn có tác dụng đảo ngược tác động của kháng insulin và ngăn chặn một số nguy hiểm có thể gặp phải ở người bệnh tiểu đường.

 

Măng cụt

 

 - ảnh 5

Nếu muốn giảm cân hoặc ngăn chặn tiểu đường tuýp 2, hãy ăn măng cụt.

 

Ngoài việc có lợi cho người béo phì, giúp giảm cân, măng cụt còn có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2, có khả năng điều hòa lượng đường trong máu, chống viêm các mô mỡ.

 

Bưởi

 

 - ảnh 6

Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi mỗi ngày.

 

Hiệp hội Đáo tháo đường Hoa Kỳ khuyến khích người bệnh tiểu đường nên ăn loại quả quả này vì nó chứa flavonoid giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, duy trì trọng lượng hợp lý làm cho bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt hơn.

 

Quả mâm xôi, quả việt quất, dâu tây

 

 - ảnh 7

Quả mâm xôi, quả việt quất, dâu tây giàu chất chống oxy hóa.

 

Những loại quả mọng nước như dâu tây, mâm xôi, việt quất được coi là ''siêu thực phẩm'' cho bệnh tiểu đường vì chúng chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Có thể thưởng thức cùng sữa chua.

 

Cam

 

 - ảnh 6

Nên ăn cam nguyên quả, còn chất xơ thay vì vắt nước vì có thể làm tăng đường huyết.

 

Cam chứa hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali, nên được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Mỗi ngày, có thể ăn 1 trái cam, chia thành nhiều lần, mỗi lần từ 2-3 múi. Nên ăn cam nguyên quả, còn chất xơ thay vì vắt nước vì có thể làm tăng đường huyết.

 

Đu đủ

 

 - ảnh 7

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

 

Nếu dùng đúng cách thì đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

 

Thời điểm ăn trái cây:

 

- Khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột.

 

- Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.

 

Lưu ý khi ăn trái cây ở người bệnh tiểu đường:

- Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.

- Hạn chế tối đa ăn trái cây khô, đóng hộp vì lượng đường quá cao và giảm lượng vitamin.

- Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.

- Nên ăn trái cây cả quả, hạn chế không uống nước ép.

- Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

 

Ảnh minh họa: Internet

Hoàng Khuyên

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC