Ăn ngon sống khỏe

Vải - quả ngon, thuốc hay trị nhiều bệnh


Thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta một loại quả quý với “đặc biệt nồng nhiệt” để chúng ta thăng dương bổ hỏa, ấm ngũ tạng trong cả 4 mùa.

Quả vải (lệ chi) là đặc sản của vùng đất Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang). Vải là một vị thuốc Nam và thức ăn quý. Vải đóng hộp xuất khẩu được cả thế giới ca ngợi. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của vải.

Suy nhược thần kinh và thể lực, chữa liệt dương:

Vải tươi ngâm rượu: Vải tươi 500-1.000g ngâm vào 1 lít rượu 7 - 10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.

Vải khô: Vải khô 10 quả ăn vào chiều tối trong 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh - thu đông.

Vải nhồi tôm: Vải tươi, tôm nõn 200g, rau cải 2 cây, muối 1/5 thìa, đường 1/4 thìa cà phê, bột đao 1/4 thìa cà phê, lòng trắng trứng gà, 3 thìa canh nước. Vải bỏ vỏ và hạt để riêng. Tôm ướp với chút muối, đường khoảng 30 phút rồi xay nhuyễn, nặn viên cho vào trong cùi vải, hấp cách thủy 5 phút và bày ra đĩa. Trộn đều nước, muối, đường, bột đao với nhau cho vào nồi đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, sau đó cho lòng trắng trứng gà vào làm nước sốt. Rau cải xanh luộc chín bày lên cạnh đĩa, đổ nước sốt lên trên viên vải nhồi tôm. Món ăn ngon, công dụng: bổ thận tráng dương.

Vải tươi ngâm rượu chữa suy nhược thần kinh và thể lực, liệt dương.

Vải tươi ngâm rượu chữa suy nhược thần kinh và thể lực, liệt dương.

 Bài thuốc bổ thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, ích khí định thần, làm đen râu tóc và kéo dài tuổi thọ: nhân sâm 24g, thục địa 15g, kỷ tử 15g, dâm dương hoắc 9g, viễn chí 9g, đinh hương 9g, trầm hương 3g, bạch tật lê 9g, lệ chi nhục 7g, cùi vải khô rượu trắng 1.000ml. Các vị thuốc thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau 7-10 ngày là dùng được. Uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, uống nhấp môi từ từ từng ít một.

Trị đau bụng, tiêu chảy cấp và mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm): Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị hoài sơn 1g, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.

Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh: Sắc cùi vải tươi hoặc vải khô để uống.

Đậu, sởi không mọc: Cùi vải khô 16g sắc uống.

Hôi mồm: Cùi vải khô nhai ngậm.

Mụn nhọt sưng tấy: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.

Nấc lâu không khỏi: 7 quả vải đốt tồn tính, nghiền nát, uống với nước nóng.

Khô cổ khản họng (hay gặp ở ca sĩ, giáo viên): Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy, máu.

Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức: Ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.

Sa dạ con: Cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.

Dạ con sau đẻ lâu co: Cùi vải khô 10 quả sắc uống.

Chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra: Lấy vỏ quả vải sắc uống hoặc uống cốc nước chanh nóng.

BS. Phó Thuần Hương
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC