Tỏi ngâm dấm: dấm ăn 200ml, tỏi già 10 củ, đường trắng 100g. Tỏi bóc vỏ già đập giập, cho dấm vào khuấy đều, thêm đường, đem ngâm sau 3 ngày đêm dùng uống, ngâm càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa thìa canh. Dùng cho người bị hen phế quản, lao phổi, đau quặn vùng bụng ngực do lạnh, huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch. Lưu ý: Dấm ngâm tỏi, rượu ngâm tỏi dùng chữa nhiều chứng bệnh (ngâm để hàng năm, còn chôn xuống đất hoặc đặt trong hầm sâu) có ghi chép trong nhiều tài liệu (Y học cổ đại Ấn Độ, sách Tần Hồ tập giản phương...).
Tỏi bóc vỏ
Tỏi xào bún, thịt lợn: tỏi 10 củ, thịt lợn ba chỉ 100g, bún hoặc mì sợi 200g. Tỏi bóc bỏ vỏ giã nát, thịt lợn thái lát. Đem thịt xào chín, cho bún xào tiếp, đảo đều thêm gia vị, cho tỏi vào sau cùng đảo nhanh tay và tắt bếp. Ăn nóng. Món này rất tốt cho người bị viêm khí phế quản ho dài ngày.
Rau sam tỏi dấm: tỏi 1 - 2 củ, rau sam 100g, dấm ăn 10ml, muối ăn 3g. Tỏi bóc vỏ ngoài, giã nát trộn với dấm và muối, khuấy đều thêm chút gia vị khác phù hợp (tương ớt...). Rau sam rửa sạch, nhúng qua nước sôi, chấm với tỏi dấm ăn ngày 1 lần, liên tục 5 - 6 ngày. Món này thích hợp cho người mụn nhọt chốc lở, đặc biệt là các thể mụn nhọt mưng mủ có ngòi thường gặp ở người lớn, người bị tiểu đường.
Dấm tỏi
Cháo tỏi: tỏi 30g, gạo tẻ 100g. Tỏi bóc bỏ vỏ ngoài, cho vào nước sôi đảo qua trong khoảng 1 phút, vớt ra. Gạo tẻ nấu cháo, khi nước sôi, cho tỏi vào cùng nấu cho chín nhừ, cho ăn nóng sáng và tối. Món này rất thích hợp cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng và các trường hợp có viêm tấy ở mắt, miệng lưỡi, răng cần thận trọng.
TS. Nguyễn Đức Quang