Dân gian có câu: “Chỉ cần ăn một quả táo mỗi ngày thì không cần gặp bác sĩ”, vì nó giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Người Pháp gọi nó là “rượu vang chua”.
Trong thành phần giấm táo chứa nhiều acid acetic, nhiều protein, enzyme, chất chống ôxy hóa, axit amin, K, P, Ca, Mg, Cu, vitamin A, B1, B2, B6, C, và E, bioflavonoid, pectin và nhiều vi khuẩn cần thiết cho cơ thể.
Dùng giấm táo để chăm sóc cho làn da mịn màng
Giấm rượu táo có nồng độ pH khoảng 4,5-5,5, vì nó trung hòa độ pH, giúp làn da của bạn có cảm giác mịn màng và mềm mại. Ngoài ra giấm táo còn giúp làm giảm nếp nhăn, giúp bạn có làn da tươi trẻ.
Uốgg giấm táo cho hơi thở thơm mát
Uống giấm táo hàng ngày sẽ làm giảm hôi miệng.
Thêm giấm táo vào ly nước lọc để tăng cường năng lượng cho cơ thể
Thêm một muỗng canh giấm táo vào ly nước sẽ tăng cường năng lượng của chúng ta ngay lập tức vì nó có chứa kali và các enzyme.
Dùng giấm táo để giảm cân
Táo là một nguồn tốt của pectin. Các nghiên cứu giấm táo có chứa axit acetic làm giảm sự tích tụ của chất béo trong cơ thể. Nhìn chung, các axit giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, kích thích sản xuất các nội tiết tố của cơ thể, đặc biệt là hormone tăng trưởng. Dấm rượu táo pectin làm giảm khả năng hấp thụ chất béo có thể giúp bạn giảm cân.
Một nghiên cứu ở những người béo phì cho thấy rằng, tiêu thụ 15ml giấm (1 muỗng canh) hằng ngày sau 12 tuần dẫn đến giảm mỡ bụng, vòng eo... khoảng 1,2kg.
Giảm ợ nóng, vấn đề táo bón bằng giấm táo
Hỗn hơp giấm táo với nước làm giảm độ axit trong dạ dày - nguyên nhân chính của chứng ợ nóng. Không những thế, giấm táo còn làm dịu toàn bộ đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa đau bụng, đầy hơi và khí làm giảm vấn đề táo bón.
Giấm tào làm giảm dị ứng
Nghiên cứu cho thấy rằng, giấm táo có thể giúp giảm ảnh hưởng của dị ứng trên cơ thể, chủ yếu là do giảm chất nhầy và xoang. Giấm táo có thể giúp giảm sự tích tụ và tắc nghẽn, do đó làm giảm dị ứng.
Giấm táo giúp hạ huyết áp
Ít ai biết rằng giấm táo có khả năng làm giảm huyết áp. Bởi vì giấm táo làm tăng sản xuất oxit nitric, giúp thư giãn mạch máu, có tác dụng làm giảm huyết áp cao.
Giải độc cơ thể bằng giấm táo
Giấm táo cân bằng độ pH, có lợi trong giải độc của cơ thể. Uống giấm táo pha loãng được cho là giúp giải độc cơ thể và làm sạch các bạch cầu. Nó kích thích tuần hoàn tim mạch và giúp giải độc gan.
Giấm táo giúp tiêu diệt candida và nấm
Dấm rượu táo có chứa đầy đủ các enzyme có thể giúp bạn tránh khỏi nấm Candida do axit acetic và axit malic.
Dùng giấm tào hàng ngày giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Sử dụng giấm táo hàng ngày với nước giúp tăng cường hệ miễn dịch do tính chất kháng khuẩn của nó.
Giấm táo giúp bảo vệ cơ thể chống ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấm táo có thể tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này còn đang được tiếp tục.
Giấm tào chữa chuột rút (vọp bẻ). Ai hay bị chuột rút ở chân chỉ cần nhâm nhi một ít giấm táo pha loãng trong một ly nước ấm. Trong vòng vài phút, chuột rút sẽ giảm.
Lưu ý khi sử dụng giấm táo Pha loãng: Giấm táo có vị chua nên hầu hết mọi người thích pha loãng khi dùng. Ngoài việc làm cho nó dễ uống, pha loãng giấm táo với nước cũng tốt cho sức khoẻ hơn. Vì giấm táo cực kỳ chua, nếu uống thẳng có thể gây hại cho đường tiêu hóa và thực quản của bạn. Không uống ngay sau khi ăn: Chìa khóa để nhận được lợi ích tối đa từ các "phương thuốc" tự nhiên và ngăn các tác dụng phụ sử dụng đúng cách, đúng tỷ lệ. Không nên dùng giấm táo ngay sau bữa ăn vì lợi ích sức khỏe của nó có thể bị giảm đi. Thời gian tốt nhất để dùng giấm táo là trước khi ăn sáng. Không bao giờ hít giấm táo: Giấm táo có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như trợ giúp giảm cân, cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch,... Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít phải giấm táo có thể gây hại cho phổi và có thể gây cảm giác nóng rát ở đường hô hấp vì giấm táo có tính axit cao. Uống từng ngụm nhỏ: Giấm táo phải được pha loãng với nước trước khi tiêu thụ để làm cho nó ít chua. Tương tự như vậy, để giảm thiểu tác động từ tính axit mạnh của giấm táo, bạn nên uống các ngụm nhỏ chứ không phải tất cả cùng một lúc để tránh cảm giác nóng rát ở cổ và đường tiêu hóa. Bắt đầu với số lượng nhỏ: Nếu bạn là người mới bắt đầu dùng giấm táo thì nên bắt đầu bằng cách uống một lượng nhỏ (2-3 muỗng canh) và tăng dần số lượng. Điều này là để cho cơ thể có thời gian điều chỉnh, thích nghi với tính axit của giấm táo. Không nên uống giấm táo nếu bạn bị loét dạ dày: Chúng ta đều biết rằng giấm táo rất tốt cho các bệnh liên quan đến tiêu hóa và dạ dày. Tuy nhiên, những người bị loét dạ dày không nên dùng giấm táo cho đến khi vết loét được chữa lành. Bản chất giấm táo có tính axit cao có thể làm kích thích loét dạ dày và làm cho tình trạng tồi tệ hơn! Pha loãng ngay khi sử dụng ngoài da: Giấm táo có thể làm giảm nhiễm trùng da, làm cho da sáng, làm mềm tóc,... Tuy nhiên, ngay cả khi dùng ngoài da, chúng ta cũng nên pha loãng nó với nước, nếu không tính axit cao của giấm táo có thể gây kích ứng cho da và tóc nhạy cảm. |
La giang
Theo tạp chí Sống Khỏe