Rau chân vịt có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae, thuộc loài thực vật họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở những miền Tây Nam Á, miền Trung của Châu Á. Rau còn được biết đến với tên gọi khác như: rau bina, cải bó xôi hay rau nhà chùa.
Rau chân vịt có lá xanh đậm, thường mọc thành chùm ở phía dưới gốc và có cuống nhỏ. Thân và lá của loại rau này rất dòn nên dễ gãy và dễ dập. Đây là loại rau được rất nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của nó mang lại cho sức khỏe. Đặc biệt, khoa học đã chứng minh, loại rau này có nhiều tác dụng chữa bệnh rất “thần kỳ” trong y học.
Ngăn ngừa ung thư
Theo các chuyên gia, các thành phần như folate, tocopherol và chlorophyllin… trong rau chân vịt rất hữu ích trong việc điều trị và bảo vệ bệnh nhân bị ung thư, bao gồm: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và phổi.
Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh, loại rau này rất hiệu quả trong việc chống ung thư tuyến tiền liệt. Điều này liên quan đến epoxyxanthophylls, một carotenoid đặc biệt, cùng với neoxanthin và violaxanthin làm giảm trực tiếp hoạt động của khối u và sự lan tràn của tế bào ung thư khắp cơ thể.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2013 cũng cho thấy, rau chân vịt cũng nằm trong danh sách các loại rau xanh có hiệu quả trong việc ngăn chặn các tác động gây ung thư của các heterocyclic amin. Loại amin này sinh ra khi thức ăn bị nướng ở nhiệt độ cao, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Bảo vệ tim mạch
Lượng kali có trong rau chân vịt giúp giảm nguy cơ đau tim, huyết áp cao, chống đông máu và các bệnh tim mạch khác.
Ngoài ra, rau chân vịt cung rất giàu vitamin C và vitamin A, trong đó Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể làm hòa tan trong nước, chất còn có thể làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch…
Giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, lượng folate có trong rau chân vịt rất hữu ích trong việc giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển. Thiếu folate có thể dẫn đến các dị tật như hở hàm ếch hoặc nứt đốt sống.
Do đó, các chuyên gia khuyên bà bầu nên tiêu thụ rau chân vịt nhiều hơn bình thường để có thể hấp thụ đủ lượng folate cũng như vitamin A. Trong đó, vitamin A cần thiết cho sự phát triển phổi của bào thai, trẻ bú mẹ cũng có thể nhận được loại vitamin này qua sữa mẹ. Vì thế, bạn nên duy trì chế độ ăn có rau chân vịt trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Cải thiện thị lực và bảo vệ mắt
Rau chân vịt là nguồn cung cấp những chất có lợi như beta-carotene, lutein và xanthene tuyệt vời cho cơ thể. Beta-carotene có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngứa mắt, loét giác mạc và khô mắt. Điều này cũng là do một số đặc tính chống viêm của rau chân vịt, có thể làm giảm bọng mắt hoặc kích thích trong mắt.
Còn Lutein và zeaxanthin hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh nên giúp đôi mắt ngăn ngừa được những tác động của tia UV, loại tia có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Chúng cũng làm giảm tác động của các gốc tự do, có thể là nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.
Quản lý bệnh đái tháo đường
Rau chân vịt có chứa axit alpha-lipoic, chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin và ngăn ngừa sự thay đổi oxy hóa, những thay đổi do tình trạng căng thẳng gây ra ở bệnh nhân đái tháo đường.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt chất axit alpha-lipoic có tác động làm suy giảm bệnh thần kinh ngoại vi và bệnh thần kinh tự trị ở bệnh nhân đái tháo đường.
Chống loãng xương
Hàm lượng vitamin K trong cơ thể thấp làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Rau chân vịt là một nguồn vitamin K tuyệt vời, giúp cho xương khỏe mạnh. Ngoài ra, các khoáng chất khác như mangan, đồng, magiê, kẽm và phốt pho cũng giúp phát triển hệ xương chắc khỏe. Do đó, ăn rau chân vịt mỗi ngày sẽ giúp chống lại chứng loãng xương.
Giảm viêm
Các nghiên cứu y học cho thấy, rau chân vịt có rất nhiều hợp chất chống viêm, là loại rau có dược tính kháng viêm mạnh nhất. Do đó, rau chân vịt có thể bảo vệ tim khỏi tình trạng viêm nguy hiểm, ngăn ngừa ung thư, giảm tình trạng viêm và đau liên quan đến các bệnh như viêm khớp, bệnh gout… mà rất nhiều người đang phải đối mặt.
Tốt cho dạ dày
Rau chân vịt giàu chất xơ và nước, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.
Nhờ hàm lượng chất xơ và cao nên rau chân vịt giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt, thực phẩm này rất tốt cho những người bị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.
Hạ huyết áp
Do rau chân vịt có hàm lượng kali cao trong khi hàm lượng natri lại thấp nên những người bị huyết áp cao được khuyến cáo nên dùng loại rau này để giúp hạ áp. Bên cạnh đó, các folate hiện diện trong loại rau này cũng góp phần làm giảm huyết áp và thư giãn các mạch máu, trong khi duy trì lưu lượng máu thích hợp...
Điều trị bệnh rối loạn đông máu
Theo các bác sỹ, do giàu vitamin K nên ăn nhiều rau chân vịt mỗi ngày sẽ giúp đông máu bằng cách sản xuất prothrombin. Do đó, loại rau này có khả năng điều trị chứng rối loạn chảy máu, giúp kiểm soát tình trạng chảy máu quá mức, đồng thời duy trì chức năng gan bằng cách kích thích sản xuất glycogen.
Chống thiếu máu
Tuy không giàu chất sắt như gan bê, nhưng rau chân vịt cũng có khả năng phòng chống thiếu máu. Nếu bạn mắc chứng thiếu hồng cầu - hay thiếu máu, hãy ăn rau chân vịt thường xuyên.
Tăng cường cơ bắp
Rau chân vịt có chứa một chất chống oxy hoá giúp tăng cường cơ bắp của bạn bằng cách cung cấp cho họ máu giàu oxy. Trong đó, C0-Q10 có trong loại rau này là một chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường cơ bắp, đặc biệt là các cơ tim liên tục bơm máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. C0-Q10 có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch như tăng lipid máu, suy tim, tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành.
Hạn chế nguy cơ bị hen suyễn
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc hen suyễn ở những người thường xuyên ăn thực phẩm có chứa beta carotene thấp hơn những người khác, và bạn có thể tìm thấy beta carotene trong rau chân vịt. Việc sử dụng loại rau này trong bữa ăn cũng giúp kiểm soát các triệu chứng hen mạn tính.
Tốt cho giảm cân
Các khoáng chất trong rau chân vịt giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao. Do đó, nếu muốn giúp cân an toàn và hiệu quả, bạn hãy ăn một chén rau chân vịt mỗi ngày. Theo các nghiên cứu, một chế độ ăn uống chứa 1200 đến 1600 calo sẽ có hiệu quả giảm cân. Và rau chân vịt có trong chế độ ăn uống sẽ giúp quá trình giảm cân nhanh hơn.
Thanh Thanh
Theo tạp chí Sống khỏe