Ăn ngon sống khỏe

Bật mí tác dụng của các loại đậu thần sẵn có trong tủ nhà bạn


Các loại đậu sẵn có như đậu xanh, đậu đen...thực tế đã được khoa học chứng minh những công dụng chữa bệnh diệu kì, trong đó có cả những bệnh mạn tính, khó chữa

Đậu nành

Trong hạt đậu nành chứa hầu hết các loại vitamin như: B1, B2, PP, A, D, K… Riêng trong giá đậu nành có tỉ lệ vitamin C khá cao.

Đậu nành là một thức ăn rất cần thiết cho trẻ chậm phát triển, những người bị bệnh đái đường, phong thấp, gút, do giá trị dinh dưỡng cao, ít gluxít sinh glycogen. Người ta dùng đậu nành nguyên hạt hay đã làm thành bột. Nếu dùng bột thì tránh không nên dùng những thứ đã bị hút hết chất dầu, vì như thế nghĩa là đã mất những chất béo cũng như các vitamin hòa tan trong dầu.

Đáng lưu ý, sữa đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại axít amin giống như sữa bò. Với đậu nành, ta có thể làm được nhiều món ăn vừa ngon vừa rất bổ dưỡng. Người ta còn dùng đậu nành để làm tương, làm bột dinh dưỡng, làm sữa đậu nành.

Đậu cove

Đậu cove giàu muối khoáng và chứa tiền chất vitamin A và vitamin C. Vì thế có khả năng giúp tái tạo thể lực, bảo vệ mắt, tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp ích vào sự chuyển hóa các thức ăn. Nên biết đậu cove là thức ăn giàu năng lượng vào bậc nhất nhờ những chất hyđrocarbon và chất diệp lục nơi nó. Đậu cove giúp thoát nước, nhất là cho thận.

Nhờ đặc tính lợi tiểu, ăn đậu cove thường ngày trong những bữa ăn suốt cả tháng giúp trị bệnh phong thấp, bệnh gút, sạn nước tiểu. Người ta có thể dùng đậu cove sống hoặc đã hấp chín, nếu nấu chín thì phải nấu với rất ít nước và dùng luôn cả nước đó. Những người bị suy yếu tim, thận nên dùng đậu cove.

Đậu đen

Theo y học, đậu đen là rất hiệu quả để ngăn chặn và trì hoãn quá trình lão hóa, điều trị đau đầu gối, nhuộm đen tóc và nuôi dưỡng lá lách. Giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao như đậu tương. Tuy nhiên, hiệu ứng thuốc của nó là tốt hơn nhiều hơn so với đậu tương. Ngoài công dụng để nấu chè, xôi, đậu đen dùng để chế thuốc như nấu với hà thủ ô làm cho vị thuốc có màu đen.

Theo đông y, đậu đen vị ngọt, tính bình, bổ thận, bổ gan, bổ huyết, trừ được phong nhiệt. Đậu đen thường được dùng làm thuốc bổ dưỡng hoặc giải độc.

Đậu đen rất cần cho những người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, thiếu máu.

Một số  bài thuốc từ đậu đen:

- Đái rắt: đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, lá mã đề, sắc đặc uống thay nước chè.

Đậu đen 20g, bông sứ 15g. Hai thứ sao qua, đổ ngập nước, sắc cạn còn một nửa thì uống. Nếu tiểu tiện ra nhiều máu thì đậu đen để sống và cho thêm 0,8g trắc bá điệp sao đen.

- Kiết lỵ: đậu đen rang cháy tán bột, trộn với muối rang, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40g với nước rau má tươi sắc đặc.

- Đại tiện ra máu: đậu đen, củ mài, đồng lượng sao vàng tán bột chung với quế chi 10g, đại hồi 10g. Hàng ngày, sáng dậy và tối đi ngủ xúc 1 chén con khuấy nước sôi uống, có thể pha thêm đường cho dễ uống.

Đậu xanh

Đậu xanh có rất nhiều tác dụng dược liệu và được nhiều người biết đến. Các tác dụng chữa bệnh của đậu xanh là thanh nhiệt, giảm đi cái nóng mùa hè, lợi tiểu, cải thiện thị lực, giảm căng thẳng, giải nhiệt... Do đó, đậu xanh rất hữu ích để loại bỏ các triệu chứng như bị cảm nhiệt, ngộ độc thực phẩm, đi tiểu khó khăn...

Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc tốt. Vỏ hạt đậu xanh vị ngọt, tính nhiệt không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, sáng mắt…

Bài thuốc ứng dụng từ đậu xanh:

- Khi bị tiêu chảy, nôn mửa: đậu xanh rang vàng 100g, muối rang 10g, hạt tiêu 50g. Tán bột trộn chung cho đều cất kín vào lọ. Người lớn mỗi lần uống 7g, cách nhau 3 giờ.

- Say rượu: nấu cháo đậu xanh để gần nguội cho ăn liền vài bát. Hoặc nhai một nắm lá sống thật kỹ rồi nuốt, sẽ tỉnh say rượu.

- Người bị bệnh đái tháo đường: nấu cháo đậu xanh ăn hàng ngày, hoặc bí ngô nấu canh, xào ăn hàng ngày. Đậu phụ cũng là món ăn hàng ngày rất tốt đối với người bị đái tháo đường.

- Chữa say nắng: đậu xanh 100g, vo sạch cho vào nồi, đổ ngập nước đun sôi qua, chắt lấy nước để nguội rồi uống. Chú ý: nếu nấu kỹ quá nước sẽ đục, tác dụng sẽ kém đi.

- Tăng huyết áp: đậu xanh 100g, gạo tẻ để lâu ngày 100g. Cho gạo và đậu xanh vào nấu cháo, ăn hàng ngày.

- Phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa cho con bú: đậu xanh 100g, đường đỏ 20g. Sắc với nước uống, uống thay nước trà trong ngày.

- Viêm niệu đạo: giá đậu xanh 500g, giã vắt lấy nước, thêm chút đường trắng vào uống.

Đậu đỏ

Đậu đỏ có thể thúc đẩy việc đi tiểu và loại bỏ sưng tấy. Do đó, nó thường được sử dụng như là một chế độ ăn uống để giảm cân. Đồng thời, đậu đỏ cũng có thể làm phong phú thêm máu, do đó, nó là rất có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó có thể làm cho phụ nữ hồng hào, mịn màng.

Đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, có công dụng chữa trị các chứng mụn lở, đau buốt cơ thể, bệnh tả…

Đậu đỏ dùng làm món ăn chín rất bổ dưỡng và chống đói.

Một số bài thuốc từ cây đậu đỏ:

- Bệnh đái ra máu: lấy một nắm đậu đỏ, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 5 - 7g với nước sôi, uống trong vài ngày.

- Trị bệnh trĩ: đậu đỏ 300g, dấm 1/2 lít.

Đậu đỏ nấu chín phơi khô, tẩm dấm vào và phơi tiếp cho khô, liên tục như vậy cho đến khi hết dấm, phơi cho thật khô rồi tán nhỏ, chia làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 10g, mỗi ngày uống 3 lần. 

BS. PHẠM THỊ THANH

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC