Tin thời sự, kinh tế, văn hóa nổi bật sáng 1/11
*Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 11Sinh
viên nghiên cứu khoa học được hỗ trợ kinh phí; hướng dẫn quản lý kinh
phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ để thực hiện chương trình
mới; quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt... là những chính sách
giáo dục chính thức có hiệu lực từ tháng 11.
Sinh viên nghiên cứu khoa học được hỗ trợ kinh phí nghiên cứuThông
tư 26 quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ
sở giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 2/11 và thay thế Thông tư 19 ban
hành năm 2012.
Trong đó, sinh viên nghiên cứu khoa học được hỗ
trợ kinh phí nghiên cứu. Cụ thể, Thông tư nêu rõ: sinh viên có quyền
được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; được tạo
điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo
dục đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu. Sinh viên được hỗ trợ
kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục
đại học; được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên
các tạp chí khoa học, kỷ yếu, ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong
và ngoài nước.
Ngoài ra, sinh viên được hỗ trợ đăng ký quyền sở
hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu; được xem xét ưu tiên cộng
điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và các danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học
và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định.
Sinh viên nghiên cứu khoa học được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu. Ảnh minh họa
Thông
tư cũng quy định trách nhiệm và quyền của người hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu khoa học như sau: Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu
khoa học, được hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của
cơ sở giáo dục đại học sau khi hoàn thành việc hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu khoa học.
Người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa
học có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học và công nghệ trong
và ngoài nước hoặc các kết quả nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội được ưu tiên trong việc xét chọn danh
hiệu thi đua các cấp và các hình thức khen thưởng khác.
Những khoản được chi cho việc tập huấn chương trình mới giáo dục phổ thôngThông
tư 83 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng
giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình
mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông do Bộ Tài chính ban hành, có
hiệu lực từ ngày 20/11.
Thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh
phí thực hiện tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình
mới, sách giáo khoa mới.
Nội dung chi tập huấn, bồi dưỡng sẽ bao
gồm: chi tạo lập mới hoặc thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến; chi
điều tra, khảo sát xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng; chi tổ chức
các cuộc họp, hội thảo, hội nghị có liên quan; chi đi công tác để kiểm
tra, giám sát, đảm bảo chất lượng, đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng.
Nội
dung Thông tư không điều chỉnh đối với việc tập huấn, bồi dưỡng giáo
viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về sách giáo khoa do các nhà xuất
bản thực hiện.
Áp dụng đối với các đối tượng gồm cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và địa phương, các cơ sở
giáo dục, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, các cơ quan, đơn
vị, cá nhân có liên quan.
Các mức chi quy định tại Thông tư này
là mức chi tối đa làm căn cứ để các Bộ, địa phương, các cơ sở giáo dục
lập dự toán chi cho công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản
lý các cơ sở giáo dục.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và
khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chủ động trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết
định mức chi cụ thể cho phù hợp để thực hiện ở địa phương.
Khuyến
khích vận dụng các nội dung chi, định mức chi quy định tại Thông tư này
để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục bằng nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp,
tài trợ nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoàiQuy
chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt
dùng cho người nước ngoài, do Bộ GD&ĐT ban hành, có hiệu lực từ ngày
22/11.
Quy chế này quy định về thi đánh giá năng lực tiếng Việt
theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (thi đánh giá
năng lực tiếng Việt), bao gồm: mục đích, nguyên tắc; hình thức thi;
chứng chỉ; đơn vị tổ chức thi; đối tượng dự thi và đăng ký dự thi, Hội
đồng thi; đề thi; tổ chức thi; chấm thi và phúc khảo; duyệt kết quả thi,
quản lý chứng chỉ, báo cáo và lưu trữ hồ sơ thi; thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm.
Áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, có
đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam;
các Sở GD&ĐT, các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài; các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Tổng hợp nhiều nguồn
Trung tâm Dịch vụ Số MobiFone - Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Trụ sở: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Dịch vụ được hợp tác giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế ICOM và Tổng công ty Viễn Thông MobiFone
ĐKKD: 0100686209-087 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần 05 ngày 13 tháng 07 năm 2021
Giấy phép số 1691/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/04/2017
Giấy phép số 203/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 11/11/2016
ĐT: 024 3782 3138
© Copyright Mobifone 2009 - 2016