Tin thời sự, kinh tế, văn hóa nổi bật chiều 14/6
*Thống nhất không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023Thứ
trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết thông tin trên tại cuộc
họp về công tác điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu do Phó
Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì.
Báo cáo tại cuộc họp về công tác
điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiếu yếu do Phó Thủ tướng Chính
phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì vào chiều
13/6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ
nhất trí với giải pháp của Bộ Tài chính, tiếp tục giữ nguyên, không tăng
giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023 trong bối cảnh nhiều mặt hàng
tăng giá.
Kiến nghị biện pháp điều hành giá các tháng cuối năm
2022, Bộ Tài chính đề xuất, đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước
định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định
giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh
nghiệp, người dân. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng theo lộ trình phải
được đánh giá kỹ những tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm
soát lạm phát cả năm. Trước diễn biến và dự báo giá xăng dầu những tháng
cuối năm cho thấy sẽ tác động đến CPI, vì vậy việc điều chỉnh giá dịch
vụ giáo dục cần được tính toán kỹ, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo trình
Chính phủ có phương án quản lý giá dịch vụ giáo dục, bảo đảm mục tiêu
kiểm soát lạm phát.
.jpg)
Lý
giải giá sách giáo khoa bộ mới tăng cao so với các bộ sách cũ, Thứ
trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, ngoài câu chuyện số lượng bản in, còn
liên quan đến cơ chế để hình thành giá. Trước đây, chi phí biên soạn, in
ấn do Nhà nước cấp, nay thực hiện xã hội hóa, các nhà xuất bản bỏ tiền
ra để biên soạn, in ấn, nên giá thành cao hơn. Số đầu sách chính thức so
với sách cũ không cao hơn, thậm chí tổng số sách từ Tiểu học đến Trung
học Cơ sở ít hơn 2 cuốn.
Trong quá trình chưa sửa đổi Luật Giá,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành kê khai
giá của các doanh nghiệp đối với mặt hàng này rất chặt chẽ. Mỗi lần kê
khai giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đều thẩm định kỹ lưỡng. Sau mỗi
lần kê khai, giá mỗi bộ sách giảm từ 5-15%.
Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã có văn bản chỉ đạo đơn vị chuyên môn nghiên cứu xây dựng
tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của sách giáo khoa. Việc này đang được thực
hiện khẩn trương bởi lộ trình biên soạn sách giáo khoa sắp xong.
Về
học phí, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, theo Nghị định
81/2021/NĐ-CP (quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học
phí, hỗ trợ chi học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo),
Chính phủ quy định khung, trần học phí cho từng địa phương, đơn vị quyết
định mức cụ thể học phí cho từng năm học trong phạm vi khung, trần học
phí do Chính phủ quy định.
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ
đã tham mưu và được Chính phủ, đồng ý giữ nguyên không tăng học phí năm
học 2021-2022. Nhưng bắt đầu từ tháng 9 của năm học 2022-2023, sẽ có lộ
trình tăng học phí theo quy định. Với lộ trình này, giáo dục Mầm non
công lập tăng khoảng 75%, Đại học tăng khoảng 12,5%. Theo ước tính của
Tổng cục Thống kê, giá dịch vụ giáo dục điều chỉnh sẽ tác động tới CPI
bình quân cả nước năm 2022 tăng khoảng 0,55 -1,05% và học phí năm học
2022-2023 dự kiến tác động tới CPI tăng 1,5-2,8%.
Thực hiện Nghị
quyết phiên họp Chính phủ tháng 5, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào
tạo rà soát, đánh giá tác động tăng giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa
để báo cáo Chính phủ trong tháng tới. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí
với giải pháp của Bộ Tài chính tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch
vụ giáo dục năm học 2022-2023.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ
Thị Mai, hiện giá sách giáo khoa được quản lý giá theo quy định tại Luật
Giáo dục, Luật Giá. Theo đó, giá sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng
thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định
giá, bình ổn giá. Trong năm học 2022 – 2023, Bộ Tài chính đã chủ trì
phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tiếp nhận kê khai giá sách
giáo khoa và có văn bản đề nghị các đơn vị rà soát và triển khai các
biện pháp tiết kiệm chi phí (đặc biệt là một số chi phí như chi phí quản
lý, chi phí quảng bá sách, lợi nhuận...) nhằm tiếp tục kiểm soát lạm
phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng. Đến nay, các
đơn vị đã kê khai điều chỉnh giảm giá sách giáo khoa, mức giảm phổ biến
trong khoảng từ 5 -15% tùy từng cuốn sách.
Việc mức giá tổng bộ
sách giáo khoa mới cao hơn sách cũ chủ yếu là do có sự khác biệt về khổ
sách, số cuốn sách, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao
hơn bộ sách cũ nên chi phí nguyên vật liệu của sách mới tăng cao.
Ngoài
ra, mặt bằng giá cả các yếu tố đầu vào như chi phí nguyên nhiên vật
liệu, chi phí nhân công… tại thời điểm hiện tại đều tăng cao so với
trước đây; đồng thời, một số chi phí như chi phí bản thảo, chi phí nhuận
bút lần đầu... không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, đều được tính vào
giá thành sách giáo khoa. Một số chi phí phát sinh mới chi phí quảng bá,
giới thiệu sách, lợi nhuận... được kết cấu trong giá sách giáo khoa
theo quy định của pháp luật về giá và thuế thu nhập doanh nghiệp (sách
cũ không có chi phí này).
Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổ chức lấy
ý kiến rộng rãi dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đã đưa sách giáo khoa vào
danh mục hàng hóa Nhà nước định giá và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định giá sách giáo khoa gắn với các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn để
có giá cả hợp lý và đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong giáo dục đào tạo.
"Trong
khi chờ Luật Giá (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Bộ
Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, rà
soát chặt chẽ văn bản kê khai giá theo quy định pháp luật để bình ổn giá
sách giáo khoa", Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định.
Bà Vũ Thị Mai
cũng cho biết, đối với năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo với
vai trò là cơ quan chủ trì về học phí, giá dịch vụ giáo dục đào tạo đã
có Công văn số 2153/BGDĐT-KHTC ngày 24/05/2022 đề nghị các bộ, ngành,
UBND các tỉnh, thành phố và các cơ sở giáo dục xây dựng mức học phí và
lộ trình tăng học phí phù hợp, góp phần bình ổn giá và bảo đảm an sinh
xã hội, có chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và
các khoản thu, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh, sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo; đồng thời tăng cường
thanh kiểm tra, giám sát, công khai minh bạch thông tin về giá dịch vụ
giáo dục, giá sách giáo khoa, vật tư, thiết bị giáo dục.
Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương thông tin, giá dịch vụ giáo
dục trong quyền số tính CPI rất cao (5,45%) và dự kiến sẽ có tốc độ tăng
từ 10 – 19%. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên vẫn còn hỗ trợ.
Vấn đề đặt ra là, khi không còn được Nhà nước hỗ trợ, phải có giải pháp
để các tỉnh, thành phố không đồng thời tăng giá dịch vụ giáo dục.
Bà
Hương cũng cho biết, giá sách giáo khoa chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ
chiếm 0,3% CPI và hiện nay giá sách cũng có thể xem xét tăng thêm nhưng
cần cụ thể về lộ trình.
Nhấn mạnh cần hết sức thận trọng khi tăng
học phí, các cơ sở giáo dục công lập cần tính toán kỹ tác động và có lộ
trình, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu con số, theo tính toán của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2030 dự kiến tăng
40 – 90%, tác động đến CPI chung năm 2022 từ 0,55-1,05% là rất lớn.
Cùng với tác động của giá xăng dầu và một số mặt hàng khác cộng hưởng
vào sẽ rất khó cho công tác điều hành. Cho rằng không phải tăng giá dịch
vụ giáo dục là giải pháp cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục
và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trên cơ sở nguồn lực ngân
sách Nhà nước, có thể đề xuất tiếp tục có mức hỗ trợ phù hợp, trong một
thời điểm nhất định.
Với sách giáo khoa, Phó Thủ tướng yêu cầu
nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật về giá để quản lý giá phù hợp tình
hình thực tế, để mọi học sinh được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp
lý. Sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu, mỗi học sinh đều phải mua, do
đó việc xã hội hóa biên soạn, in ấn sách cần thiết kế phù hợp, đáp ứng
yêu cầu.
Theo VTV