Tin thời sự, kinh tế, văn hóa nổi bật sáng 2/7
*Người bán vé số, xe ôm, hàng rong được hỗ trợ ít nhất 50.000 đồng mỗi ngày
Lao
động tự do như người bán vé số, xe ôm, bán hàng ròng... gặp khó khăn do
Covid-19 được hỗ trợ mức sàn thấp nhất là 1,5 triệu đồng/tháng hoặc
50.000 đồng/người/ngày.
Trả lời báo chí tại họp báo Chính phủ
chiều tối 1/7, liên quan đến hỗ trợ đối tượng là người lao động tự do
trong gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng vừa được Chính phủ ban hành, Bộ trưởng
LĐ - TB - XH Đào Ngọc Dung cho biết, đây là đối tượng bị ảnh hưởng sâu
của dịch Covid-19 nhưng cũng là đối tượng khó triển khai nhất.
"Thực
tiễn vừa qua triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 gặp rất nhiều khó
khăn. Chính phủ thấy rằng, nếu ban hành một chính sách cụ thể và Chính
phủ đứng ra để hỗ trợ ngân sách cho nhóm này là khó khả thi", Bộ trưởng
Đào Ngọc Dung nói.

Do
đó, Chính phủ giao toàn quyền cho địa phương căn cứ vào điều kiện và
khả năng ngân sách của mình để chủ động xây dựng tiêu chí, xác định đối
tượng, mức tiền hỗ trợ cho người lao động tự do (người bán vé số, xe ôm,
nhặt ve chai, bán hàng rong...) theo mức sàn thấp nhất là 1,5 triệu
đồng/tháng hoặc 50.000 đồng/người/ngày.
Cắt giảm 2/3 thủ tụcĐối
với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 giải ngân chưa hết, Bộ trưởng Đào
Ngọc Dung cho biết, tổng số các chính sách hỗ trợ từ khi có đại dịch
Covid-19 đến nay ước tính khoảng 160 nghìn tỷ đồng. Trong đó riêng chính
sách hỗ trợ theo Nghị quyết 42 đã có 14,4 triệu người được thụ hưởng
với tổng số từ ngân sách nhà nước và các chính sách hỗ trợ khác khoảng
39.000 tỷ đồng (riêng ngân sách nhà nước hỗ trợ 13.000 tỷ đồng).
“Gói
hỗ trợ theo Nghị quyết 68 không chạy song song với gói hỗ trợ theo Nghị
quyết 42. Gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 chỉ là ngắn hạn và đến
31/12/2020 tất cả các chính sách của Nghị quyết này đã hết hiệu lực.
Tiền còn lại đã chuyển sang sử dụng cho những công việc khác”, Bộ trưởng
thông tin.
Để tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận gói hỗ
trợ này dễ dàng, Nghị quyết 68 đưa ra nguyên tắc bảo đảm hỗ trợ kịp
thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi
chính sách. Cùng với đó là xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để
người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách.
"Các thủ tục để tiếp cận gói hỗ trợ này được đơn giản 2/3 so với gói hỗ trợ trước đó", Bộ trưởng LĐ - TB - XH khẳng định.
Theo
Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các tỉnh, thành phố có
tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60%
tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
Ngân sách trung ương hỗ trợ các
địa phương còn lại theo nguyên tắc: 80% mức thực chi theo quy định tại
Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 60% mức thực chi
theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân
sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 40% mức thực chi
theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ
điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.
Các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự
phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ
dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực
hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
Theo Thu Hằng - Trần Thường/ VietNamNet
Trung tâm Dịch vụ Số MobiFone - Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Trụ sở: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Dịch vụ được hợp tác giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế ICOM và Tổng công ty Viễn Thông MobiFone
ĐKKD: 0100686209-087 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần 05 ngày 13 tháng 07 năm 2021
Giấy phép số 1691/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/04/2017
Giấy phép số 203/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 11/11/2016
ĐT: 024 3782 3138
© Copyright Mobifone 2009 - 2016