Tin thời sự, kinh tế, văn hóa nổi bật sáng 21/6
*Mỗi người dân VIệt Nam sẽ có mã QR vào năm 2025Người
dân và doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu suốt cuộc
đời một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng và không giấy tờ.
Mỗi
người dân sẽ có danh tính số kèm theo mã QR, tiến tới đều có điện thoại
thông minh, vào năm 2025. Đây là mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, giai
đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo VnExpress, Chiến
lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030 vừa được phê duyệt, Việt Nam phấn đấu
thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, lọt vào nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ
số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử, chỉ số dữ liệu mở.
Trong
đó, người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá
thể hóa, suốt cuộc đời, một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không
giấy tờ. Mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có thể truy cập Internet cáp
quang băng rộng.
- Người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân.
Trạm y tế xã hoạt động trên môi trường số. Bệnh viện tư vấn khám, chữa
bệnh từ xa. Bệnh viện công lập triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh
toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử. Giá thuốc, trang
thiết bị y tế, khám chữa bệnh... được công khai.
- Học sinh, sinh
viên có hồ sơ số về học tập cá nhân. Cơ sở đào tạo quản lý dạy và học
trên môi trường số; nộp học phí không dùng tiền mặt; dùng học liệu số.
-
Nông dân có thể truy cập, khai thác hiệu quả nền tảng dữ liệu số về
nông nghiệp; truy xuất nguồn gốc; giảm phụ thuộc vào các khâu trung gian
từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.
- Người lao động có cơ hội
tiếp cận việc làm và khóa học kỹ năng trực tuyến. Các tuyến đường bộ có
hệ thống quản lý, điều hành thông minh. Toàn quốc triển khai thu phí
điện tử không dừng; các làn thu phí bằng tiền mặt bị xóa bỏ. Việt Nam
phấn đấu là nhóm ba nước có quy trình xuất nhập cảnh dễ dàng, nhanh
chóng nhất Đông Nam Á. Các di sản được số hóa.
Để thực hiện những
mục tiêu trên, chiến lược đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm gồm hoàn thiện môi
trường pháp lý; phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số và hệ
thống quy mô quốc gia; phát triển dữ liệu số quốc gia; phát triển các
ứng dụng, dịch vụ quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.
Cơ
sở dữ liệu quốc gia liên quan các dịch vụ cơ bản, thiết yếu đến người
dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ được ưu tiên phát triển trước. Dữ
liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là trụ cột, cần hoàn thành, đưa
vào khai thác sớm.
Các lĩnh vực quan trọng được ưu tiên xây dựng
dữ liệu còn có: hạ tầng không gian địa lý; bảo hiểm, y tế, an sinh xã
hội; tài chính; căn cước; hộ tịch; giáo dục; đào tạo; cán bộ công chức,
viên chức; nông nghiệp; lao động, việc làm; phương tiện giao thông, xây
dựng, xuất nhập khẩu.
Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu vào nhóm 30 nước dẫn đầu về Chính phủ số, theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.
Theo VTV
Trung tâm Dịch vụ Số MobiFone - Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
Trụ sở: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Dịch vụ được hợp tác giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế ICOM và Tổng công ty Viễn Thông MobiFone
ĐKKD: 0100686209-087 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần 05 ngày 13 tháng 07 năm 2021
Giấy phép số 1691/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 24/04/2017
Giấy phép số 203/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 11/11/2016
ĐT: 024 3782 3138
© Copyright Mobifone 2009 - 2016