Ăn ngon sống khỏe

Cá tốt thật nhưng hãy nhớ 5 KHÔNG


Cá tốt thật nhưng hãy nhớ 5 KHÔNG

Chất đạm của cá tươi lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt. Tuy nhiên, khi ăn cá cần phải chú ý những điều sau để không gây hại cho sức khỏe.

 

Cá có nguồn đạm quý với đủ các acid amin cần thiết, trong đó hàm lượng lysin, tirozin, tryptophan, systin, methionin còn cao hơn thịt.

Hơn nữa, cá là nguồn tốt nhất cung cấp omega-3, dưỡng chất có ích cho sức khỏe giúp giảm nguy cơ trầm cảm, đau tim và suy giảm nhận thức. Tuy nhiên,

 

5 ‘không’ khi ăn cá ai cũng phải nhớ - ảnh 1

Cá có chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể

Không ăn cá khi đói

Ăn cá khi đói khiến cho nguy cơ phát tác bệnh gút tăng lên. Nguyên nhân là do ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành dạng axit uric – một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút. Nếu đây là cách ăn thường xuyên, sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn, làm tăng tình trạng gút ngày càng trầm trọng hơn.

Không ăn cá khi bị ho

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Bởi lẽ, trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.

Việc ăn cá khi sử dụng thuốc ho, hay các thuốc kháng sinh liều cao, thuốc hạ huyết áp là điều các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên dùng cùng lúc. Nó sẽ làm phản tác dụng của cả thuốc và thực phẩm, gây hại cho bạn.

Không ăn cá sống

Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng. Vì vậy, ăn cá sống không được xử lý sạch sẽ dễ bị nhiễm các ký sinh trùng, gây tổn thương cho gan, thậm chí có thể dẫn đến ung thư gan.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng nêu trong các báo cáo y tế, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan. Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, có xác xuất nhiễm bệnh ký sinh trùng rất cao do môi trường sống ô nhiễm.

Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.

 

5 ‘không’ khi ăn cá ai cũng phải nhớ - ảnh 2

Ăn cá sống không được xử lý sạch sẽ dễ bị nhiễm các ký sinh trùng, gây tổn thương cho gan, thậm chí có thể dẫn đến ung thư gan

Không ăn mật cá

Nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng mật cá có tác dụng chữa bệnh như: Đau bụng, đau lưng, hen suyễn… Tuy nhiên, đây là một bài thuốc truyền miệng nguy hiểm chết người. Đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã tử vong.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, mật cá có chứa một chất gọi là Carp alcohol sulfate sodium hòa tan trong nước, là độc tố vô cùng độc hại. Các chất độc này không chỉ chịu nhiệt tốt, mà còn không thể dùng rượu để tẩy độc. Vì thế, dù là mật cá đã nấu chín hay ngâm chao qua rượu mà nuốt vào cơ thể đều không thể tránh được ngộ độc.

Khi ăn mật cá, nếu cơ thể phản ứng mạnh với chất gây ngộ độc, hiện tượng nhiễm độc sẽ xảy ra nhanh chóng, diễn biến bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Khi ngộ độc nhẹ sẽ có biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng nặng hơn như gan to, vàng da, đau tức vùng gan, rất ít hoặc không có nước tiểu, đau thận.

Một khi bị ngộ độc mật cá, nếu không kịp thời cứu chữa, có thể gây ra chứng tổn thương gan, suy thận và cuối cùng là tử vong. Mức độ nhiễm độc của bệnh nhân liên quan đến việc người bệnh uống nhiều hay ít mật cá. Nuốt mật càng lớn thì khả năng trúng độc càng cao.

Ai không nên ăn cá?

Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.

Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá. Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.

Bệnh nhân xơ gan cũng không nên ăn quá nhiều cá. Vì nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như: trích, cá ngừ, ţá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.

 

Theo Hà Phương/Vtc.vn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC